
Hỗ trợ tiêu hóa: Tính nóng của rau răm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng. Cách làm: Lấy một nắm rau răm rửa sạch và nghiền thành chất lỏng để uống. Phần bã còn lại dùng để xoa quanh rốn. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể có sự thay đổi tích cực.
Điều trị cảm cúm: Rau răm được xem là giúp ích rất tốt cho việc điều trị cảm cúm, một trong các giải pháp lý tưởng cho những người bị cảm. Cách làm: rửa sạch một nắm rau răm, giã nhuyễn với gừng tươi, thêm ít nước sạch rồi lọc lấy hỗn hợp làm thuốc uống.
Có tác dụng trị nấm: Rau răm cũng có tác dụng trị nấm kẽ ngón chân. Loại nấm này là hậu quả của việc để chân tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài. Ngoài ra, nấm còn có thể xảy ra với những người phải đi giày cả ngày, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Cách làm: rửa sạch lá, nghiền thành chất lỏng để bôi lên vùng bị thương. Hoặc có thể dùng bã để đắp và nhớ đừng bao giờ để vết thương tiếp xúc với nước.
Điều trị vết bầm tím, sưng tấy: Rau răm có tác dụng điều trị, giảm đau cho những vết thương bị bầm tím và sưng tấy khi bị thương. Cách làm: rửa sạch rau răm, xay nhuyễn cùng với long não, sau đó thoa hỗn hợp lên vết thương và cố định vết thương bằng băng sạch.
Hỗ trợ các vấn đề về da: Ngoài những lợi ích kể trên, rau răm cũng là một loại thảo mộc hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc da. Do tác dụng chống viêm và tiêu độc, được xem là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông. Cách làm: Đối với mụn nhọt, giã nát một nắm rau răm đã rửa sạch, sau đó trộn với một ít muối, lấy bã đắp và băng cố định. Nên thay bã mỗi ngày một lần.
Lưu ý khi sử dụng: Rau răm có tính nóng, có thể gây kích ứng da. Khi thấy da chuyển sang màu đỏ ở những nơi bạn đã thoa hỗn hợp, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.