, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 25/08/2022, 16:30

Thủy sản đạt chứng nhận ASC ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế

KIM NHÃ
Đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới ở gần như toàn bộ các mặt hàng, trong đó dễ thấy nhất là thực phẩm. Có thể nói đây là thời điểm các thực phẩm chú trọng tính bền vững và cung cấp dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đạt được các chứng nhận như ASC “lên ngôi”.

Sáng 25/8, trong khuôn khổ VietFish 2022, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Tiêu chuẩn ASC: Hội nhập và thực tiễn”. Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày về xu hướng thị trường thủy sản sau Covid-19, cập nhật các tiêu chuẩn mới của ASC cũng như những khó khăn của Việt Nam trong quá trình áp dụng chứng nhận ASC. 

Theo ông Dennis Wittmann – Tổng giám đốc ASC tại Đức, Áo & Thụy Sĩ, trong đại dịch, người tiêu dùng châu Âu tiêu thụ nhiều đồ đông lạnh – chế biến hơn vì nhu cầu trữ thức ăn. Tuy nhiên không phải doanh số của sản phẩm đông lạnh nào cũng tăng, nguyên nhân là do họ cân nhắc nhiều hơn đến các yếu tố về sản phẩm bền vững và có lượng dinh dưỡng cao.

Sau 2 năm đại dịch, thói quen tiêu thụ này đã được xác lập, do đó xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận ASC ngày càng tăng. Đặc biệt, cá tra và tôm đạt chứng nhận này rất được người tiêu dùng châu Âu đón nhận. 

“Lượng tôm dán nhãn ASC được tiêu thụ tăng mạnh ở các quốc gia như Pháp (tăng gấp đôi trong 2 năm từ 2019-2021), kế đó là Anh, Hà Lan… Bên cạnh đó, trong một cuộc khảo sát của ASC đối với 12.000 người tiêu dùng ở 12 quốc gia châu Âu, số người tín nhiệm nhãn ASC đạt từ 70 đến 90%”, ông Dennis Wittmann cho biết.

Việt Nam hiện đã có 98 chứng nhận ASC cho tôm, con số này ở cá tra và ba sa là 52. Sản lượng tôm đạt chứng nhận ASC của nước ta đứng thứ 2 thế giới sau Ecuado, còn sản lượng cá tra đạt chứng nhận hiện đứng đầu thế giới. Vì vậy, trong xu hướng chứng nhận ASC ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam có lợi thế rất lớn.

Theo ông Lý Vĩ Cường – Chuyên gia đánh giá trưởng tại Intertek Việt Nam (đơn vị kiểm định của ASC), hiện nay có hơn 90% các trại nuôi tại nước ta đều đạt chuẩn ASC ngay khi Intertek kiểm định lần đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn mà doanh nghiệp Việt gặp phải để đạt chứng nhận ASC, như việc các trang trại nằm trong khu vực mà bản đồ ASC xác định là khu vực rừng ngập mặn, vấn đề sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm... Đây là những vấn đề nổi cộm cần được nêu rõ để ASC xem xét lại đối với quy định cấp chứng nhận, để rộng đường hơn cho thủy sản Việt tiếp cận người tiêu dùng quốc tế.

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất