, //, :: GTM+7

Tiếp sức phát triển kinh tế biển

THS. TRẦN TRỌNG TRIẾT

Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách, giải pháp về tín dụng góp phần hỗ trợ phát triển đồng bộ, bền vững các ngành kinh tế biển theo mục tiêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù góp phần phát triển kinh tế biển.

Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 5/2021, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 2,4 triệu tỉ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2020, chiếm 24,8% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tín dụng cho vay đối với thủy sản (bao gồm nuôi trồng, khai thác, thu mua, tiêu thụ và chế biến, bảo quản) đạt hơn 183.000 tỉ đồng, tăng 3,3% với gần 534 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhằm góp phần phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Cụ thể như chính sách cho vay đóng mới nâng cấp tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Từ năm 2014 đến 31/12/2017, 4 ngân hàng thương mại nhà nước và ngư dân đã ký hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp gần 1.200 con tàu (tại 27/28 tỉnh, thành phố ven biển), với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỉ đồng; đến nay, có khoảng 1.000 con tàu còn dư nợ với tổng dư nợ hơn 8.000 tỉ đồng. Thông qua các chương trình tín dụng này, ngư dân có thêm điều kiện để nâng cấp tàu cá để vươn khơi bám biển, phát triển việc đánh bắt và nâng cao thu nhập.

Hoạt động sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm thủy sản cũng được hỗ trợ tài chính thông qua các chính sách cho vay (có hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước) để đầu tư máy móc, thiết bị (như thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy; các loại máy kéo, động cơ diezen sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản…) nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Nghị định số 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn đầu tư, cho vay đối với các dự án phát triển du lịch biển, khai thác dầu khí, tài nguyên khoáng sản biển, xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Đến nay, dư nợ tín dụng phục vụ ngành khai khoáng đạt gần 77.000 tỉ đồng, trong đó, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (chủ yếu trên biển) đạt gần 13.000 tỉ đồng; dư nợ tín dụng đối với ngành du lịch trong đó có du lịch biển đạt hơn 200.000 tỉ đồng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư không chỉ giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho công nhân cũng như người dân khu vực ven biển và hải đảo.

Đối với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng, bảo vệ môi trường và các dự án, hoạt động bảo vệ môi trường biển, tiết kiệm, tái tạo tài nguyên biển, đến nay, đã có 37 tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho lĩnh vực xanh với dư nợ đạt gần 335.000 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 37%, đạt gần 124.000 tỉ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng triển khai các chương trình tín dụng chính sách với đối tượng cho vay gồm người dân sinh sống khu vực ven biển, hải đảo nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực này có nguồn vốn sản xuất - kinh doanh phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt cải thiện đời sống.

Để hỗ trợ phát triển kinh tế biển thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt, chủ động, phù hợp với thực tế, góp phần ổn định lạm phát và tạo nền tảng vĩ mô vững chắc để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư vào các ngành kinh tế biển; đồng thời, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, trong đó có các khách hàng sản xuất - kinh doanh trong các ngành kinh tế biển bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19...

Bình luận


user-avt

Ca mai

17:09, 26/09/2021

Tác giả phân tích vai trò vốn ngân hàng rất hay.

Xem thêm bình luận
Xem nhiều





Nổi bật

“Từ giờ trở đi, sẽ ngày càng có nhiều người lên trọng điểm Cà Roòng – ATP” - là ngôn ngữ của những người tự vác lên mình sứ mệnh mở đường, giữa Trường Sơn.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất