, //, :: GTM+7

Tỉnh Gia Lai huy động hơn 7.217 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới

THẢO VI
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững tại Gia Lai. Ảnh: Trần Dung (baogialai.com.vn)

Cụ thể, trong năm 2023, đối với 91 xã đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2021 tiếp tục tổ chức rà soát thực trạng theo quy định tại Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về xã Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh; duy trì, nâng cao chất lượng những chỉ tiêu/tiêu chí đã đạt chuẩn và phấn đấu đạt chuẩn những tiêu chí mới, phấn đấu không có xã bị thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2024.

Bên cạnh đó, tỉnh phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 41 thôn, làng đạt chuẩn Nông thôn mới. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt bình quân 15,71 tiêu chí Nông thôn mới/xã.

Dự kiến tổng nhu cầu vốn năm 2023 để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới là hơn 7.217 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương bố trí trực tiếp 365,155 tỷ đồng (vốn đầu tư 293,34 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 71,815 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) 400,785 tỷ đồng; vốn lồng ghép 1.179,096 tỷ đồng; vốn tín dụng 3.410,539 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 1.074,222 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng 787,423 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Gia Lai sẽ tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện, tạo cơ hội cho người dân nông thôn phát triển kinh tế; xây dựng nếp sống văn hóa.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và người dân nông thôn tham gia thực hiện chương trình; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới; trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn trong tổ chức; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh…

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất