, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 29/12/2023, 19:36

Bàn giải pháp phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp

DIỄM QUỲNH
Ngày 29/12, tại tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Nông thôn Việt và Công ty Lữ hành Lửa Việt phối hợp tổ chức Tọa đàm “Du lịch cộng đồng nông nghiệp”. Sự kiện diễn ra trong thời điểm đặc biệt ngay sau lễ tổng kết năm du lịch quốc gia 2023 được tổ chức tại Bình Thuận.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết năm 2023, Bình Thuận đón tổng cộng 8,5 triệu lượt khách. Trong đó, du lịch biển chiếm 18,22%. Như vậy, dư địa phát triển du lịch vùng núi và nông thôn tại Bình Thuận là rất lớn. Ông Nhân nhấn mạnh thông qua chương trình lần này mong muốn học tập kinh nghiệm của các đơn vị trong phát triển du lịch trên đất nông nghiệp và rừng.

Ông Bùi Thế Nhân phát biểu tại tọa đàm.

Về tiềm năng phát triển du lịch của xã Đa Mi, bà Nguyễn Thuỳ Linh, chủ homestay UFO tại đây cho biết, Đa Mi là một xã miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi đây có khí hậu mát mẻ, khác hẳn với danh xưng “nắng như rang, cháy như phan” của tỉnh miền Trung này. Tại đây có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch, cụ thể có 2 hồ thuỷ điện nằm ở vị trí giữa núi và rừng, giữa hồ có các đảo lớn nhỏ. Ngoài ra, xã Đa Mi có hàng chục thác nước, trong đó có 3 thác nước lớn là Sương Mù, Mây Bay và Chín Tầng. Hiện, cả xã có thể phục vụ 500 du khách cùng một lúc.

Tại tọa đàm, đại diện các hiệp hội du lịch, cơ quan báo chí, doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc đã có những chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng nông nghiệp (DLCĐNN).

Thạc sĩ Phạm Công Danh đến từ Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng nhân lực phục vụ cho du lịch cộng đồng cần phải am hiểu về địa phương và văn hoá bản địa, có kiến thức về môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Riêng về khâu quảng bá, cần thông tin về các sản phẩm du lịch cho khách trên các trang mạng xã hội trước tầm 2 - 3 tháng để khách chủ động kế hoạch. Vào mùa cao điểm, cần chủ động tặng thêm du khách các dịch vụ để khách tự trải nghiệm và tự tiếp thị cho các địa điểm du lịch.

Thạc sĩ Phạm Công Danh đóng góp ý kiến về nhân lực phục vụ cho du lịch cộng đồng.

Chia sẻ tại tọa đàm, anh Vi Văn Hưởng, Chủ tịch Công ty Tư vấn Thương mại Du lịch Cộng đồng Việt Nam nhấn mạnh: "Vận hành một khu du lịch cộng đồng cần có một bộ quy chuẩn, tránh tình trạng tự phát, tâm lý đám đông, tự mày mò thường thấy ở các mô hình DLCĐNN hiện nay”.

Còn theo ông Sato Shariman, Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia, làm du lịch đơn giản thì rất dễ, tuy nhiên, để hướng đến nhóm khách du lịch giàu có trên toàn thế giới cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cần sự đồng lòng của người làm du lịch và quan trọng nhất là tiền thu được cần dùng để tái đầu tư vào du lịch. 

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn Việt nhìn nhận: “Nếu không có những người tâm huyết thì không có những mô hình du lịch chất lượng tốt. Không ai khác, chính người dân là những người trực tiếp làm du lịch cộng đồng nông nghiệp. Do vậy, cần tạo mọi điều kiện, trong đó quan trọng nhất là điều kiện về mặt pháp lý, để người dân có thể phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp".

Ông Nguyễn Đức Quang phát biểu tại tọa đàm.
Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất