, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 30/08/2022, 16:56

TP.HCM: Số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm

THÀNH AN
(sggp.org.vn)
Ngày 30/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trong tuần qua (từ ngày 22-8 đến ngày 28-8) mặc dù đã giảm hơn 21% so với trung bình 4 tuần trước nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Trong tuần cũng không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng mới.
Nhân viên y tế phun hóa chất diệt muỗi

Cụ thể, tuần qua, TP.HCM ghi nhận 2.532 ca bệnh SXH, số ca nội trú giảm gần 34% và ngoại trú giảm gần 7%. Trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong do SXH. Tổng số ca tử vong do SXH từ đầu năm đến nay là 18 trường hợp.

Hầu hết các quận huyện đều có số mắc giảm so với số mắc trung bình 4 tuần trước. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 48.756 trường hợp mắc SXH, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca SXH nặng là 947 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 35 là gần 2% tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 165 ổ dịch SXH mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, TP Thủ Đức; tăng 17 ổ dịch mới so với tuần 34. Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 330 ổ dịch và có 4 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 401 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 170 phường, xã thuộc 22/22 quận huyện, TP Thủ Đức.

Trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận thêm 431 ca bệnh tay chân miệng giảm 12,8% so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

Quận 6 có số mắc tay chân miệng tăng ở mức báo động so với trung bình 4 tuần trước. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 13.007 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong tuần qua, toàn thành phố không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng mới. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 35 năm 2022 là 66 ổ dịch.

Theo HCDC, từ đầu tháng 7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai chức năng phản ánh điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh SXH trên ứng dụng (app) Y tế trực tuyến. Khi phát hiện những hộ gia đình/khu vực/cơ quan/đơn vị để đọng nước có thể gây phát sinh, lăng quăng muỗi truyền bệnh SXH, người dân nhanh chóng phản ánh lên ứng dụng để chính quyền địa phương biết và xử lý theo đúng quy định.

Đối với dụng cụ chứa nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hãy nhớ nguyên tắc ngăn cản muỗi tiếp xúc với nước bằng cách dùng giải pháp che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.

Đối với dụng cụ chứa nước mà không thể che đậy hoặc vệ sinh thay nước thường xuyên thì có thể sử dụng thiên địch của ấu trùng muỗi. Thả các loài động vật ăn lăng quăng như: cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước (mesocyclops), … vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất