, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 26/07/2022, 18:53

TQ mở dự án khổng lồ gần 9 tỷ USD, đưa nước đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh

Bằng Lâu - SCMP
Công trình khổng lồ mới của Trung Quốc dự kiến có chiều dài gấp đôi đường hầm dẫn nước dài nhất thế giới ở Phần Lan. 

Hình ảnh về đập Tam Hiệp - đập nước lớn nhất thế giới - nằm ở Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã

Hãng SCMP hôm 26/7 đưa tin, Trung Quốc đã khởi động một dự án hầm dẫn nước mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh như một phần của kế hoạch cơ sở hạ tầng khổng lồ, thúc đẩy sản xuất lương thực và nền kinh tế. 

Hầm Yinjiangbuhan sẽ dẫn nước từ đập Tam Hiệp - đập lớn nhất thế giới - tới Hán Giang - một nhánh chính của sông Dương Tử. 

Tới hồ chứa nước ở Đan Giang Khẩu, hạ lưu sông Hán Giang, nước sẽ chảy về phía bắc đến tận thủ đô Bắc Kinh qua đường dẫn thuộc dự án Chuyển hướng nước Bắc Nam - một con kênh mở dài 1.400 km. 

Päijänne, đường hầm dẫn nước dài nhất thế giới ở Phần Lan, dài 120 km và sâu tới 130 mét. Hầm Yinjiangbuhan dự kiến dài gấp đôi hầm Päijänne và một số đoạn của hầm dẫn nước Trung Quốc này có thể sâu tới 1.000 mét.  

 Theo tờ Guangming Daily - một tờ báo có trụ sở chính tại Bắc Kinh - dự án đường hầm Yinjiangbuhan mất một thập kỷ để hoàn thành và tiêu tốn khoảng 60 tỷ nhân dân tệ (gần 9 tỷ USD). 

"Đường hầm Yinjiangbuhan sẽ tạo ra một kết nối vật lý giữa đập Tam Hiệp và dự án Chuyển hướng nước Bắc Nam - 2 cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc", Niu Xinqiang, chủ tịch Viện khảo sát, quy hoạch, thiết kế và nghiên cứu Changjiang, nói trong lễ khởi công dự án vào ngày 7/7. 

Zhang Xiangwei, giám đốc bộ phận kế hoạch, thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho biết, dự án hầm Yinjiangbuhan là một "sự khởi đầu" cho các dự án khác. 

Nói với tờ Guangming Daily, ông Zhang cho biết, "cơ sở hạ tầng dẫn nước của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện nếu nhìn theo các bản thiết kế dài hạn". "Sẽ có nhiều dự án tiếp theo để mở rộng và củng cố các mạng lưới cấp nước trên toàn quốc", ông Zhang nói. 

Tài nguyên nước của Trung Quốc được phân bổ không đều, theo SCMP. Phía đông và nam Trung Quốc thường xuyên bị lũ lụt hoành hành, trong khi tình trạng thiếu nước diễn ra trầm trọng ở khu vực phía tây và phía bắc, gây ảnh hưởng trầm trọng đến phát triển kinh tế cũng như sản xuất lương thực.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.


Người dân đón nhận chuyện tách nhập làng xã rốp rẻng bằng một tờ giấy A4, văn hóa lịch sử chịu phận “xếp tàn y lại để dành hơi” nhưng không thèm “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”.

Gần bốn năm kể từ thảm họa sạt lở đất kinh hoàng tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vùng đất này đã thực sự hồi sinh.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất