, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 27/04/2022, 13:58

Trái dừa "tắc đường" sang Mỹ

NHẬT LINH
(vnbusiness.vn)
Việc không thích ứng kịp các quy định mới do một số thị trường đưa ra có thể khiến nhiều loại trái cây của Việt Nam rớt giá, tắc nghẽn đầu ra.

Theo đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T Group, trước đây trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này xuất khẩu từ 20 - 30 container dừa trái sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu dừa gặp khó do quy định mới trên.

"Việc không xuất khẩu được dừa sang thị trường Mỹ khiến doanh nghiệp bị thiệt hại. Doanh nghiệp không xuất khẩu được khiến người nông dân cũng chịu ảnh hưởng. Hiện, giá thu mua dừa tại Bến Tre cho bà con đã giảm 15 - 20%", ông Tùng cho biết.

Công ty Vina T&T Group xuất khẩu trái dừa sang thị trường Mỹ từ năm 2017. Ông Tùng cho hay đến nay sau 5 năm mới phát sinh sự việc này. Trong điều luật của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) có đưa ra quy định về gọt vỏ trái dừa. Trước đây, người làm kiểm dịch của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) vẫn đồng ý chỉ cần gọt hết vỏ xanh và để vỏ trắng. Nhưng hiện nay, phía chuyên gia Mỹ đã không cho nhập khẩu dừa tươi gọt vỏ trắng mà phải gọt tới phần sọ dừa.

Ông Tùng chia sẻ: "Quy định này không mới nhưng do doanh nghiệp không nắm được trước nên khó đáp ứng được yêu cầu trên, chưa kể nếu dừa gọt hết vỏ trắng thì bảo quản sẽ rất khó khăn". Theo đó, doanh nghiệp vẫn đang chờ Bộ NN&PTNT đàm phán với phía cơ quan chức năng của Mỹ để chấp nhận nhập khẩu trái dừa theo quy định gọt vỏ cũ.

Đồng thời, lãnh đạo Vina T&T Group cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT khi đàm phán cần cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về yêu cầu của từng thị trường để doanh nghiệp kịp thời ứng biến.

Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng việc phía Bộ NN&PTNT đàm phán được với Mỹ để chấp nhận nhập khẩu trái dừa theo phương thức cũ là tốt với các doanh nghiệp. Nhưng nếu phía Mỹ không chấp nhận thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần sẵn sàng để thích ứng.

"Thái Lan làm được, mà mình không làm được thì mình thua ngay từ đầu rồi", ông Nguyên nói.

Ông Nguyên cho biết, dừa của Thái Lan lâu nay vẫn thực hiện gọt đến tận sọ, tại sao họ làm được mà mình không làm được? Đây là vấn đề nằm ở công nghệ bảo quản.

Mặt khác, nếu gọt đến sọ, doanh nghiệp sẽ tiết giảm chi phí logistics hơn rất nhiều. Thùng đựng dừa thay vì đựng 8 trái, nếu gọt vỏ đến tận sọ thì có thể đựng được 10 - 12 trái. Như vậy, chi phí logistics rất hiệu quả. Có như vậy, doanh nghiệp Việt mới có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan.

Ông Nguyên dẫn chứng: Chẳng hạn một container, Việt Nam chỉ đi được 10.000 trái dừa, trong khi đó Thái Lan có thể đi được 15.000 trái, chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo sức cạnh tranh rất lớn cho trái cây so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất