, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 30/04/2020, 11:57

Trang sức lông chim của cư dân Nam Đảo

TRẦN TẤN VỊNH

Nếu các loài chim làm đẹp cho mình bằng bộ lông sặc sỡ thì con người cũng sớm biết khai thác lông chim làm đồ trang sức để làm đẹp ngoại hình của mình.

Hầu hết các tộc người trên thế giới đều có tập quán dùng lông chim làm đồ trang sức, tiêu biểu là các tộc người ở Nam Đảo như Indonesia, Malaysia. Lông chim dùng làm đồ trang sức chủ yếu là lông ống mọc ở trên cánh và đuôi của con chim. Lông ống dài, cứng và mượt rất dễ làm đồ trang sức. Lông ống giúp chim điều khiển hướng và tốc độ bay và hạ cánh. Tùy theo từng loại chim mà có loại lông ống dài ngắn khác nhau. Người ta lấy nguyên chiếc lông ống kết lại thành chùm hoặc lấy một chiếc lông ống gắn trên vành, đai bằng tre. Mỗi chiếc lông ống có ống lông làm trục để các phiến lông, sợi lông và tơ lông mọc xòe ra hai bên, tạo nên một nét đẹp hài hòa, cân đối.

Trang sức lông chim  của cư dân  Nam Đảo
Trang sức lông chim của cư dân Nam Đảo.

Trang sức lông chim thường xuất hiện trong các lễ hội của các tộc người. Người xưa thích trang sức lông chim là do bản thân vẻ đẹp khi phất phơ trước gió và rực rỡ sắc màu của nó. Theo quan niệm của nhiều tộc người, lông chim tượng trưng cho chiến thắng và quyền lực. Không ngẫu nhiên mà người Dayak (Indonesia) trước đây chỉ dùng trang sức lông chim groóc hai màu trắng - đen cho những thủ lĩnh, chiến binh dũng cảm nhất và người giàu có. Họ cài loại lông chim này vào mũ hay búi tóc trong các hội lễ, bởi đó là loài chim “chúa tể bầu trời”, là loài chim thần biểu tượng cho tổ tiên… Về sau, lông chim được các tộc người sử dụng phổ biến hơn. Chẳng những đàn ông mang trang sức lông chim mà các cô gái thổ dân ở Nam Đảo đều sử dụng loại hình trang sức có nguồn gốc từ thiên nhiên này. Các thí sinh dự thi hoa hậu thế giới, hoa hậu Asean khi trình diễn trang phục truyền thống, lễ hội đường phố đều sử dụng trang sức lông chim. Đó là một loại hình trang sức lâu đời nhất của, các dân tộc thiểu số. Các thổ dân sinh sống ở vùng Kaliamantan hay những hòn đảo xa xôi của “Xứ sở vạn đảo” như Pa Pua, Borneo đều sử dụng phổ biến hình thức trang sức lông chim và hóa trang trên cơ thể. Các dân tộc như Marut, Orang Ulu sinh sống ở vùng Sarawak, Sabah thuộc đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất thuộc lãnh thổ của cả hai quốc gia Nam Đảo là Malaysia và Indonesia cũng có hình thức hóa trang bằng lông chim.

Trang sức lông chim của dân tộc Marut, Malaysia.
Trang sức lông chim của dân tộc Marut, Malaysia.

Nam Đảo là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách vì luôn trân trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các nhóm dân tộc, đặc biệt là các thổ dân. Sản phẩm cho du lịch không chỉ là làng nghề dệt vải thổ cẩm có giá trị thẩm mỹ mà còn có nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, thời trang đặc sắc. Trong các sự kiện lớn luôn có màn trình diễn sắc màu dân tộc với các trích đoạn lễ hội, điệu múa, âm nhạc và trang phục truyền thống. Các nghệ nhân thuộc các sắc tộc thiểu số ở các hòn đảo xa xôi cũng luôn là “diễn viên chính” tham gia trong các sự kiện lễ hội quan trọng ở địa phương và các thành phố lớn. Họ mặc những bộ trang phục vỏ cây, lông thú, tấm thổ cẩm dệt bằng tay đầy ắp sắc màu, đeo trang sức lông chim, nanh thú, trên mặt, bắp chân, cổ tay vẽ nhưng hoa văn kỳ thú, bí ẩn...

Trang sức lông chim và hình vẽ hóa trang trên mặt của cô gái vùng Kalimantan.
Trang sức lông chim và hình vẽ hóa trang trên mặt của cô gái vùng Kalimantan.

Di sản thời trang chính là tài nguyên của các quốc gia Nam Đảo trong sân chơi hội nhập quốc tế, tạo nên bức tranh văn hóa ấn tượng, đa sắc màu. Du khách đến với những đất nước này vào mùa lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống của thổ dân ở các hòn đảo xa xôi ở miền cực tây hay miền cực đông, sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp sắc phục các thổ dân, các tộc người thiểu số, cảm nhận được nét tinh hoa trong di sản văn hóa của họ.

Tập quán trang sức lông chim của các thổ dân Nam Đảo có nét tương đồng với dân tộc Cơ Tu ở miền núi tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Theo phong tục, người già Cơ Tu thường chọn lựa những chiếc đuôi lông vũ đẹp của chim công, chim trĩ gắn vào vòng tre hoặc khâu vào dây buộc tóc rồi đeo lên trán. Đây cũng là một lối phục sức rất cổ của người Cơ Tu mang đậm dấu ấn văn hóa Đông Sơn còn được bảo lưu cho đến ngày nay.

Trong tư duy người Cơ Tu, chim avang (chèo bẻo) rất sạch sẽ, luôn là sứ giả của bầu trời, khiến các loài chim khác dù lớn hơn đều phải sợ, nên họ lấy lông đuôi làm trang sức đội đầu. Câu nói “đhnực grưi ađhăn, văh xooi avang” (cài bờm thú rừng, bện đuôi avang) là một biểu hiện cho sự nhanh nhẹn của thanh niên Cơ Tu trong lĩnh vực săn bắn, chăm chỉ, giỏi giang trong công việc nương rẫy. Đuôi chim avang được hiểu như là đuôi của một mũi tên... Câu ca của người Cơ Tu được Le Pichon sưu tầm từ năm 1938 có nói về nét đẹp của lông chim: Những con chim tìm đến theo tiếng gọi của tôi/ Chim T’ring ngốc nghếch và chim ác là nhẹ dạ/ Tôi biết những cây mà chim trĩ ngủ/ Ðuôi chim trĩ đẹp hơn đuôi công... Các chàng trai đi dự lễ hội thường lấy lông chim trĩ bỏ vào chiếc gùi ba ngăn đeo sau lưng. Chiếc lông đuôi chim trĩ chính là thành quả săn bắn mà chàng trai muốn khoe với bà con, đồng thời để làm đẹp cho “bộ cánh” (áo chữ X và khố hoa hình chữ T) của mình.

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất