, //, :: GTM+7

Trồng mít Thái trên đất lúa: mừng hay lo?

NGUYỄN VIỆT HƯNG
Hơn chục năm trở lại đây, mít Thái Lan ngày càng được nông dân các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và vùng Tây nguyên ưa chuộng, chọn trồng đại trà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
Trồng mít Thái trên đất lúa tại ĐBSCL.

Mít Thái không kén đất trồng, trái ngọt, thơm và có trái quanh năm, thời gian từ lúc đặt hom giống tới khi mít ra trái chỉ mất 1,5 - 2 năm.

Theo những nông dân có thâm niên “làm bạn” với cây mít Thái tại Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…, trừ những lúc thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị ngắt quãng, còn lại, mít Thái có nguồn tiêu thụ khá ổn định, mang lại cho người trồng thu nhập cao. Do vậy, không chỉ tận dụng đất vườn để trồng mít mà những năm gần đây, nông dân ở nhiều địa phương còn chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mít Thái. Tại xã Tân Hiệp huyện Thạnh Hóa (Long An), ông Nguyễn Văn Tấn đã chuyển đổi 3 sào lúa canh tác không hiệu quả sang trồng mít. Sau 17 tháng tính từ lúc đặt cây giống, vườn mít Thái của ông hiện bắt đầu cho trái. Trái mùa đầu chưa nhiều, quả không lớn nhưng gặp đúng thời điểm giá mít hơn 20.000 đồng/kg mua tại vườn nên ông cũng thu được kha khá.

Tương tự, chị Lê Thị Tuyết ở xã Tân Kiều huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cũng chuyển 4 công đất lúa thành đất vườn để trồng mít Thái gần 6 năm nay. Chị cho biết tiền đầu tư để trồng mít không phải ít nhưng bù lại, chỉ sau gần 2 năm tính từ lúc vườn mít Thái cho thu hoạch thì gia đình chị đã trả hết nợ vay. Chị Tuyết kể: “Chỉ cần mỗi cây mít 1 năm cho 4 trái, mỗi trái nặng trung bình 10kg, với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg thì đã thu được 800.000 đến 1 triệu đồng. Làm 1 công ruộng mà không mất mùa, được giá thì cũng chỉ lời 1 - 1,5 triệu đồng/vụ”.

Ông Nguyễn Văn Tân (Long An) bên cây mít cho trái đầu tiên.

Trên thực tế, trong 10 năm trở lại đây, giá mít Thái xuất khẩu thu mua tại vườn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, giúp người trồng mít có thể thu được cả trăm triệu đồng trên một công đất mỗi năm. Những lúc khan hiếm, giá mít lên tới 50.000 - 70.000 đồng/kg thì nguồn thu có thể đạt vài trăm triệu đồng/công/năm. Không chỉ phát triển mạnh ở Nam bộ, Tây nguyên, thời gian gần đây một số địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam… ở phía Bắc cũng bắt đầu trồng mít Thái trên đất chuyên canh lúa trước đây. 

Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế trước mắt của cây mít Thái, tuy nhiên, việc người dân đua nhau mở rộng diện tích mít Thái là điều cần cảnh báo, nhất là khi nông dân tự phát chuyển đất lúa thành đất trồng mít. Điều cần lưu ý nữa là có tới 90% sản lượng mít của nước ta xuất khẩu sang một thị trường duy nhất là Trung Quốc. Điều này khiến người trồng mít thường xuyên đối diện rủi ro vì chỉ cần thị trường này biến động, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được - như đã từng xảy ra với nhiều loại nông sản khác. Đã không còn sớm để các cơ quan hữu quan cũng như chính quyền địa phương lưu ý và đưa ra những giải pháp hợp lý cho việc này! 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất