, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 09/01/2022, 07:00

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi bằng công nghệ cao

THẢO NGUYÊN
Với vai trò là thủ phủ chăn nuôi của cả nước, nhiều năm nay Đồng Nai luôn quan tâm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn. Địa phương này cũng nằm trong tốp các tỉnh thành tiên phong thực hiện việc ứng dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chăn nuôi.
Nguồn heo đưa vào giết mổ tại Công ty TNHH Thy Thọ (xã Bàu Trâm, TP Long Khánh) đều được truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Thảo Nguyên

Mới đây, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan về việc thực hiện dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, dự kiến nhiều kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống trong tỉnh sẽ được tăng cường, mở rộng hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng quét mã QR để quản lý sản phẩm chăn nuôi từ trang trại, lò mổ đến các kênh phân phối, bán lẻ.

Bà Hoàng Thị Tố Uyên, Phó Giám đốc Co.opmart Biên Hòa (TP Biên Hòa) cho hay, siêu thị đã áp dụng việc truy xuất nguồn gốc các loại thực phẩm, sản phẩm chăn nuôi trong nhiều năm nay. Tuy nhiên bà cho rằng việc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, nhất là theo các công nghệ mới, cần được tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để việc triển khai đề án được đồng bộ hơn, cần mở rộng mạng lưới truy xuất nguồn gốc đến các kênh bán lẻ, nhất là các chợ truyền thống.

Theo ông Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, Sở sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các kênh bán lẻ hiện đại, các cơ sở kinh doanh tăng cường triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn. Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ thí điểm dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật tại một số sạp bán lẻ thịt heo ở các chợ như: chợ Phương Lâm (huyện Tân Phú), chợ Long Thành (huyện Long Thành), chợ Hóa An (TP Biên Hòa) và chợ Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc).

Đề án thí điểm ứng dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc bằng hệ thống Te-food (phần mềm truy xuất nguồn gốc, quản lý chăn nuôi) bằng công nghệ blockchain cũng là chương trình được tỉnh triển khai trong thời gian tới. 

TS Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP.HCM, Chủ tịch Te-food International - đơn vị tư vấn, triển khai chương trình trên cho biết, sắp tới Te-food sẽ cập nhật nhiều tính năng mới cho hệ thống quản lý truy xuất chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt heo trên địa bàn Đồng Nai. Trong đó, sẽ thêm các tính năng quản lý thương nhân kinh doanh heo sống, quản lý truy xuất nguồn gốc đến các bếp ăn tập thể, nhà hàng… thông qua mã QR, giúp ban quản lý chợ truyền thống kiểm soát hằng ngày đối với sản phẩm thịt heo…

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất