, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 05/06/2023, 19:00

Tuyên Quang phát triển các loại cây ăn quả chủ lực, đặc sản

VŨ QUANG
(dantocmiennui.vn)
Nhằm phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, bền vững ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện phát triển các loại cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao đến năm 2025 và 2030.
Từ nhiều năm qua, cây bưởi đường ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu của nhiều hộ dân trong xã. Bưởi đường Xuân Vân nay đã được dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Quang Cường - TTXVN

Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung phát triển một số loại cây ăn quả chủ lực mà tỉnh có thế mạnh như: cam, bưởi, nhãn, chuối, na… và một số loại cây đặc sản mang tính chất vùng miền như: hồng ngâm Xuân Vân và lê Hồng Thái.
 
Việc phát triển cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản ở tỉnh Tuyên Quang được thực hiện đảm bảo phù hợp với Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tuyên Quang.

Ngoài ra, để phát triển các loại cây ăn quả trên địa bàn hiệu quả bền vững, tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
 
Cùng đó, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng các loại cây ăn quả chủ lực; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên hợp tác xã để xây dựng liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với người sản xuất cây ăn quả.

Ông Đỗ Khắc Hòa, một người dân ở thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn chăm sóc vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Quang Cường - TTXVN

Tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho các hợp tác xã, trang trại, nông dân ứng dụng trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỉnh chú trọng xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông  thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…

Ông Tống Văn Bình ở thôn 5, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn hiện có trên 2 ha nhãn, chủ yếu là giống nhãn lồng Hưng Yên tuổi đời hơn 10 năm. Ảnh: Nam Sương - TTXVN

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu năm 2025, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt trên 19.000ha, sản lượng trên 200.000 tấn/năm. Trong số đó, diện tích cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao đạt trên 16.200ha, sản lượng trên 180.000 tấn/năm. Đặc biệt, nâng cao giá trị các cây ăn quả đặc sản, gắn với phát triển du lịch như cây cây hồng, cây lê…

Đến năm 2030, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt trên 19.000 ha, sản lượng trên 220.000 tấn/năm. Trong số đó, diện tích cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao đạt trên 17.700ha, sản lượng trên 210.000 tấn/năm.

Cụ thể, định hướng phát triển đến năm 2030, cây cam ổn định diện tích trên 7.500ha, sản lượng trên 100.000 tấn quả/năm, cấp mã số vùng trồng đạt 3.050ha; tập trung ở các huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa và Yên Sơn.

Người dân thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn thu hoạch bưởi đường. Ảnh: Quang Cường - TTXVN

Cây bưởi ổn định diện tích trên 5.300ha, sản lượng trên 60.000 tấn quả/năm, cấp mã số vùng trồng đạt trên 2.500ha; tập trung ở các huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang. Cây nhãn ổn định diện tích trên 900ha, sản lượng trên 6.000 tấn quả/năm, tập trung ở các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang…

Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có 19.700ha cây ăn quả; trong đó diện tích cây cam là 7.716ha, cây bưởi là 5.358ha, cây nhãn 899ha, cây chuối 2.233ha… tổng sản lượng thu hoạch hơn 180.000 tấn/năm. Nhiều cây ăn quả đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như: cam sành Hàm Yên, bưởi Xuân Vân, lê Hồng Thái…

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất