, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 09/05/2022, 16:46

Tỷ lệ tái chế rác thải nhựa ở Mỹ giảm mạnh

LÊ KIÊN
Một báo cáo môi trường đầu tháng 05/2022 cho biết, tỷ lệ tái chế rác thải nhựa ở Mỹ đã giảm từ 5% - 6% trong năm 2021 do một số quốc gia ngừng chấp thuận chính sách xuất khẩu rác thải của Mỹ, đồng thời lượng rác thải nhựa cũng đã tăng lên một mức cao đáng lo ngại.
Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua cũng đã khiến cho lượng rác thải nhựa tăng nhiều hơn ở Mỹ. Ảnh: Reuters/Shannon Stapleton.

Báo cáo của nhóm môi trường “Last Beach Clean Up and Beyond Plastics” tiết lộ, tỷ lệ tái chế nhựa ở Mỹ đã giảm từ 8.7% vào năm 2018. Sự sụt giảm về tỷ lệ tái chế cũng như xuất khẩu chất thải nhựa đã giảm mạnh do một số quốc gia ngừng chấp thuận chính sách xuất khẩu rác thải của Mỹ. 

Năm 2019, sau khi Mỹ từ chối không phê chuẩn luật sửa đổi về chất thải nhựa của Công ước Basel, các nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện lệnh cấm nhập khẩu nhựa. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng thiết lập giới hạn ô nhiễm cao hơn đối với chất thải nhựa. 

Báo cáo của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ 2018 (EPA) và dữ liệu ngành công nghiệp xuất khẩu gần đây cho rằng “Mỹ phải chịu trách nhiệm quản lý chất thải nhựa của chính mình”. 

Năm ngoái, EPA không công bố dữ liệu cập nhật về tỷ lệ tái chế hàng năm. Theo dữ liệu được công bố lần cuối vào năm 2020, tỷ lệ tái chế đang giảm mạnh khi lượng rác thải nhựa ngày càng tăng cao ở Mỹ. Rác thải nhựa ước tính bình quân hàng năm tính trên đầu người tăng từ 27.2kg năm 1980 lên 98.8kg năm 2018, nâng tổng mức tăng bình quân lên 263%.

Được biết, ngành công nghiệp hóa dầu và nhựa của Mỹ ủng hộ việc cải thiện tái chế chất thải nhựa trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc này đang phải đối mặt với áp lực hạn chế sản xuất nhựa nguyên sinh.

Tuần trước, ông Rob Bonta - Bộ trưởng Tư pháp California đã mở một cuộc điều tra về vai trò của các ngành công nghiệp hóa dầu và nhiên liệu hóa thạch trong việc gây ra cũng như làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ô nhiễm chất thải nhựa toàn cầu. Đồng thời, ông Bonta cũng cáo buộc ngành công nghiệp này đã duy trì một lối tư duy sai lầm cho rằng tái chế có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chất thải nhựa hiện nay.

Bà Judith Enck - cựu quản lý khu vực của EPA, tác giả báo cáo cho biết: “Việc tái chế rác thải nhựa không hoạt động, nó sẽ không bao giờ đạt hiệu quả và sẽ không có truyền thông dối trá nào có thể thay đổi được điều đó”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất