, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 05/10/2022, 08:53

Úc dành ít nhất 30% diện tích đất để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng

LÊ KIÊN
(Reuters)
Bộ trưởng Môi trường Úc Tanya Plibersek hôm 3/10 cho biết, nước này sẽ dành ít nhất 30% diện tích đất của mình để bảo tồn nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Một chú gấu túi giữa những thân cây bị đốt cháy tại Công viên Quốc gia Kosciuszko ở New South Wales, Úc ngày 11/01/2020. (Ảnh tư liệu: Reuters/Tracey Nearmy).

Báo cáo môi trường 5 năm do chính phủ Úc công bố vào tháng 7 vừa qua cho thấy, Úc đã mất đi nhiều loài động vật có vú hơn bất kỳ châu lục nào khác, và là một trong những quốc gia có tốc độ suy giảm loài tồi tệ nhất trong số các nước giàu nhất thế giới.

Theo báo cáo, số lượng các loài được thêm vào danh sách bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao đã tăng trung bình 8% so với báo cáo trước đó vào năm 2016.

"Sự cần thiết phải hành động để bảo vệ thực vật, động vật và hệ sinh thái của chúng ta khỏi nguy cơ tuyệt chủng chưa bao giờ lớn hơn lúc này" - Bà Tanya Plibersek – Bộ trưởng Môi trường Úc nhấn mạnh trong một tuyên bố. 

Bà Plibersek cho biết, các khu vực được quản lý để bảo tồn sẽ được tăng thêm 50 triệu héc-ta. Chính phủ Đảng Lao động liên bang của Úc được bầu gần đây cũng đã cam kết một khoản đầu tư trị giá 146 triệu USD để giúp bảo vệ các loài động thực vật bản địa đang bị đe dọa.

Thú mỏ vịt là một trong những loại động vật được xếp vào nguy cơ cao bị tuyệt chủng ở Úc. (Ảnh tư liệu)

Úc là quốc gia có diện tích đất lớn thứ 6 trên thế giới, là nơi sinh sống của các loài động vật đặc trưng như gấu túi và thú mỏ vịt. Số lượng của các loài động vật này đang giảm dần do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và sự xâm phạm của con người vào môi trường sống của chúng.

Vào tháng 2 vừa qua, số lượng gấu túi sống dọc theo phần lớn bờ biển phía đông đã được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao, các chuyên gia thiên nhiên cũng ước tính, Úc đã mất đi khoảng 30% số lượng gấu túi trong 4 năm qua.

Nước Úc gần đây đã bị tàn phá bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên như các trận cháy rừng tàn khốc vào năm 2019 và 2020 ở phía đông khiến 33 người thiệt mạng, hàng tỷ động vật bị chết và thiêu rụi một khu vực rộng gần bằng ½ diện tích nước Đức.

Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) - Úc hoan nghênh các nỗ lực bảo tồn của Chính phủ nhưng kêu gọi các nhà chức trách đầu tư vào các kế hoạch phục hồi có thời hạn đối với các loài bị đe dọa.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Bất cứ ai là dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều biết về sự tích “Ông Cả Cọp” ở xã Châu Bình. Đó là chuyện của một con cọp làm Hương cả của làng Châu Bình...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất