, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 11/05/2023, 08:11

Úc: Khuyến nghị “bắn chuột túi để lấy thịt” gây nhiều tranh cãi

LÊ KIÊN
(theo CNA, CNN)
Các nhà sinh thái học đã cảnh báo rằng những con chuột túi ở Úc có thể chết với số lượng "thảm khốc" nếu không kiểm soát được sự bùng nổ về số lượng, đồng thời ủng hộ chính sách tiêu hủy loài chuột túi này ở quy mô công nghiệp.
Một con chuột túi xám phía đông được nhìn thấy ở Coffs Harbour, New South Wales. Chuột túi được xem như là biểu tượng quốc gia Úc. (Ảnh: CNN/ Matt Jelonek).

Đối với thế giới bên ngoài, kangaroo (chuột túi) được xem là biểu tượng quốc gia của Úc. Tuy nhiên đối với nội bộ nước này thì loài động vật bản địa kia đang gây ra một vấn đề rất lớn về môi trường.

Chuột túi có chu kỳ dân số "bùng nổ và suy thoái", điều này có nghĩa là khi thức ăn dồi dào sau một mùa mưa thuận lợi, số lượng của chúng có thể tăng lên hàng chục triệu con. Những đàn chuột túi nhảy nhót có thể “dọn sạch” các cánh đồng một cách nhanh chóng. Nhưng ngược lại, chúng có thể chết đói hàng loạt khi hết thức ăn, nhà sinh thái học Katherine Moseby cảnh báo.

Chia sẻ với hãng thông tấn AFP, bà Katherine Moseby nói: “Đợt hạn hán vừa qua, chúng tôi ước tính có khoảng 80 - 90% số chuột túi tại một số khu vực đã bị chết. Chúng đang chết đói dần mòn. Chúng đi vào nhà vệ sinh công cộng và ăn giấy vệ sinh, hoặc nằm chết la liệt trên đường, trong khi những con khác sống sót thì đang cố gắng kiếm thức ăn”.

Da chuột túi được bày bán tại một cửa hàng lưu niệm ở Chợ Paddy ở Sydney, Úc, vào ngày 15/2/2023. (Ảnh: CNN/ Alexi Rosenfeld).

Theo bà Katherine Moseby, cách tốt nhất để cứu những con chuột túi khỏi số phận này là bắn chúng và lấy thịt ở quy mô công nghiệp thương mại như một cách để kiểm soát số lượng.

“Làm như thế nhằm giữ cho số lượng của chúng giảm xuống để khi bị hạn hán, chúng ta không phải chứng kiến những cái chết này. Nếu chúng ta xem chúng như một nguồn tài nguyên và quản lý chúng vậy, chúng ta sẽ không phải chứng kiến những cái chết thảm khốc như chúng ta đang thấy", bà Katherine nói. 

Ở Úc, chuột túi được bảo vệ như những loài phổ biến nhất không có nguy cơ tuyệt chủng, điều này có nghĩa là chúng có thể bị bắn và giết ở hầu hết các khu vực được phép, tuy nhiên cần có sự đồng ý của chính phủ.

Mỗi năm, có tới 5 triệu con chuột túi bị bắn như một phần của ngành công nghiệp nội địa để thu hoạch lấy thịt, làm thức ăn cho vật nuôi và lấy da.

Một thợ săn chuột túi chuyên nghiệp cùng với những xác chuột túi tại vùng hẻo lánh New South Wales, ngày 25/10/2002. (Ảnh tư liệu: CNN/ Chris McGrath).

Ông Dennis King từ Hiệp hội Công nghiệp Kangaroo Úc cho rằng, Úc đang trên đỉnh của một đợt bùng nổ dân số chuột túi khác.

Chia sẻ với AFP, ông Dennis King nói: “Sau 2 năm xảy ra hiện tượng La Nina ở bờ biển phía đông, chúng tôi đã nhìn thấy kịch bản tăng trưởng hoàn hảo đối với loài chuột túi trong vài năm tới. Chu kỳ sinh sản của chúng thực sự đang tăng tốc".

Cũng theo ông Dennis King, chuột túi ở Úc đã giảm xuống dưới 30 triệu con sau đợt hạn hán nghiêm trọng vào đầu những năm 2000, tuy nhiên số lượng này có thể sớm phục hồi lên tới 60 triệu con.

Những người biểu tình trong cuộc biểu tình của Đảng Công lý Động vật bên ngoài cửa hàng George Street ở Sydney của công ty Nike đã gây áp lực lên hãng giày da này để chấm dứt việc sử dụng da chuột túi vào tháng 7/2022. (Ảnh: CNN/Courtesy Simon Garrod).

Giết chuột túi vì mục đích thương mại được cho là hành động tàn nhẫn

Các nhà hoạt động vì quyền động vật đã tố cáo việc giết và tiêu thụ chuột túi vì mục đích thương mại là một "cuộc sát sinh tàn nhẫn", đồng thời gây áp lực buộc các “ông lớn” chuyên về đồ thể thao toàn cầu như Nike và Puma phải loại bỏ dần việc sử dụng da chuột túi.

"Nike đã thoái vốn khỏi nhà cung cấp da chuột túi độc quyền vào năm 2021 và sẽ ngừng sản xuất bất kỳ sản phẩm nào bằng da chuột túi vào năm 2023", một phát ngôn viên của công ty Nike cho biết.

Các chính trị gia ở Oregon, nơi Nike được thành lập, đã đưa ra một dự luật vào đầu năm 2023, theo đó dự luật sẽ cấm sử dụng bất kỳ bộ phận nào của một con chuột túi đã bị giết chết.

Công ty thể thao Puma cho biết họ đã phát triển một sản phẩm da tổng hợp cao cấp để sử dụng cho việc sản xuất giày và bóng đá KING của mình nhằm loại bỏ việc sử dụng da của chuột túi. (Ảnh: CNN/via PUMA).

Theo George Wilson - một nhà nghiên cứu hàng đầu về quản lý chuột túi, những nỗ lực đóng cửa ngành công nghiệp này là có thiện chí nhưng cuối cùng lại sai lầm. "Họ cho rằng hành đọng giết mổ là phi đạo đức, nhưng để cho loài chuột túi chết đói lại càng phi đạo đức. Thực tế, không làm điều gì để cứu chúng mới là sự tàn nhẫn", ông Wilson chia sẻ với AFP.

Đồng ý kiến với George Wilson, bà Katherine Moseby cũng cho rằng, việc dừng tiêu hủy chuột túi ở quy mô công nghiệp thực sự sẽ tàn nhẫn hơn về lâu dài. “Cố gắng ngăn chặn việc thu hoạch da hoặc thịt sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích phúc lợi nào. Nó sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn", bà Katherine nhấn mạnh. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất