, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 14/01/2022, 15:00

Úc: Thịt gà dần "biến mất" khỏi thực đơn, siêu thị vì biến thể Omicron

HƯƠNG LAN
(nongnghiep.vn)
Omicron ảnh hưởng nặng tới Ingham’s, nhà cung cấp thịt gà lớn nhất của Úc, khiến thịt gà có khả năng 'biến mất' khỏi thực đơn và các kệ hàng trong siêu thị Úc.
Thiếu hụt lao động tại Ingham's do số ca lây nhiễm Omicron tăng mạnh, hệ quả là nguồn cung thịt gà miếng ngày càng khan hiếm tại Úc. Ảnh minh họa: KFC.
Thiếu hụt lao động tại Ingham's do số ca lây nhiễm Omicron tăng mạnh, hệ quả là nguồn cung thịt gà miếng ngày càng khan hiếm tại Úc. Ảnh minh họa: KFC.

Một món quan trọng trong chế độ ăn uống của người Úc trở thành nạn nhân mới nhất của cuộc khủng hoảng Omicron, khi tình trạng thiếu nhân viên ảnh hưởng đến nhà cung cấp thịt gà lớn nhất của Úc và các kệ hàng trở nên trống rỗng.

Tình trạng thiếu nhân viên đã làm giảm đáng kể doanh số bán hàng tại Ingham’s và khiến một số sản phẩm không có sẵn tại một trong những khách hàng lớn của công ty - KFC.

Người Úc ăn gần 47kg thịt gà mỗi năm, khiến thịt gà trở thành loại thịt phổ biến nhất xứ chuột túi, theo thống kê của ngành.

Đây cũng là loại thịt rẻ nhất trên thị trường - trung bình 5,43 USD/kg, thấp hơn một nửa giá thịt lợn, thịt cừu và thịt bò.

“Mức độ lây nhiễm lan rộng nhanh chóng của biến thể Omicron trên khắp các bang miền đông nước Úc từ tháng 12/2021 và dẫn đến tình trạng thiếu nhân viên, hiện có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng, hoạt động, hậu cần và hiệu suất bán hàng của Ingham's cũng như một số nhà cung cấp và khách hàng của công ty", Ingham's cho biết trong một tuyên bố với ASX khiến giá cổ phiếu của họ giảm hơn 6%.

Các nguồn tin thị trường cho biết khách hàng của Ingham's, bao gồm KFC, mà Guardian Australia đã xác nhận đang bị thiếu một số sản phẩm do khó kiếm được những miếng gà tươi ở bờ biển phía đông.

Tình trạng thiếu nhân viên tồi tệ nhất ở các nhà máy chế biến, nơi gà được cắt thành các miếng như philê đùi và ức. Điều này đã dẫn đến việc Ingham's vận chuyển nhiều gà nguyên con hơn đến các siêu thị và các nhà bán lẻ khác.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng lại phản ánh các gian hàng thịt gà của các siêu thị cũng đang trống rỗng.

Ingham’s cho biết các cơ sở chế biến chính của họ vẫn mở và “chưa bị lây nhiễm đáng kể Covid tại chỗ”.

“Tuy nhiên, các cơ sở này đang có số lượng nhân viên khả dụng thấp hơn đáng kể - điều đang ảnh hưởng đến khối lượng sản xuất và hiệu quả hoạt động”, công ty cho biết. “Những thay đổi về hoạt động đang được thực hiện theo quy mô và kết hợp giữa các hoạt động kinh doanh của Ingham's tại Úc và hiện không thể dự đoán sự gián đoạn này sẽ tiếp tục trong bao lâu”.

Người phát ngôn của KFC cho biết chuỗi thức ăn nhanh “hiện đang trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng không liên tục trên toàn quốc do sự vắng mặt liên quan đến Covid-19 tại các nhà cung cấp gà của chúng tôi, có nghĩa là một số nhà hàng của chúng tôi không thể cung cấp thực đơn đầy đủ dựa trên thịt gà tươi”.

“Chúng tôi đang làm việc với nhiều nhà cung cấp của mình để giảm thiểu tác động và cung cấp hỗ trợ cho họ, nhưng chúng tôi dự đoán một số gián đoạn sẽ tiếp tục trong những tuần tới”, người phát ngôn cung cấp thông tin.

Ingham’s cho biết còn quá sớm để nói rằng việc thiếu hụt sẽ ảnh hưởng gì đến lợi nhuận.

Theo Liên đoàn Thịt gà Úc (Australian Chicken Meat Federation - ACMF), vấn đề nằm ở tình trạng thiếu nhân viên của các doanh nghiệp chủ chốt trong chuỗi cung ứng. Nói cách khác, mặc dù thuật ngữ hiện đang được sử dụng là “thiếu gà” dựa trên kết quả cuối cùng được quan sát thấy ở các chuỗi nhà hàng KFC, Woolies, Coles....- thuật ngữ miêu tả chính xác hơn cho toàn bộ tình huống này là tình trạng thiếu lao động cục bộ.

Vivien Kite, Giám đốc Điều hành tại Liên đoàn Thịt gà Úc ACMF, giải thích: “Có rất nhiều gà tại các trang trại, nhưng không có đủ người để bắt chúng, chế biến và phân phối các sản phẩm gà cho các cửa hàng".

ABC báo cáo rằng hầu hết các công ty chế biến gia cầm lớn đang hoạt động với việc cắt giảm tới 50% nhân sự cần thiết. Các loại thịt được chế biến kĩ, chẳng hạn như thịt gà thái nhỏ hoặc thịt, khó cung cấp hơn. Việc vận chuyển thịt cũng trở nên khó khăn hơn do thiếu nhân viên.

Thư ký của Hội đồng Công đoàn Úc (Australian Council of Trade Unions), Sally McManus, cho biết công nhân chế biến thịt đặc biệt dễ bị lây nhiễm Covid-19.

“Giãn cách xã hội đã được áp dụng nhưng điều đó là chưa đủ với Omicron và chắc chắn nếu một người trong chuỗi sản xuất đó bị bệnh thì khả năng lây nhiễm là rất cao, đặc biệt là như chúng ta đã biết vì kiểu môi trường ẩm ướt, lạnh giá trong các cơ sở chế biến càng dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm”, bà nói.

Tuy nhiên, trứng vẫn chưa bị thiếu hụt, ngành công nghiệp này tự tin rằng có thể giải quyết được tình trạng gián đoạn.

Rowan McMonnies, Giám đốc điều hành của Australian Eggs cho biết: “Bất kỳ sự vắng mặt nào của trứng trong các cửa hàng đều là kết quả của việc gián đoạn nhân viên và hậu cần của siêu thị, chứ không phải phản ánh sự gián đoạn của nguồn cung”.

“21 triệu con gà mái của Úc vẫn đang đẻ trứng và những người nông dân đang làm việc suốt ngày đêm để đưa những quả trứng đó đến tay khách hàng của họ", ông bổ sung.

Gia cầm là mặt hàng mới nhất trong danh sách các sản phẩm thực phẩm ngày càng gia tăng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nhân viên khi biến thể Omicron đang càn quét qua Úc.

Các nhà chức trách đang phải vật lộn với số lượng ca bệnh tăng vọt dẫn đến việc khôi phục các hạn chế trong phòng chống đại dịch Covid-19 trên khắp đất nước, trong khi hàng chục nghìn người bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc gần gũi của họ đã bị buộc phải cách ly tại nhà.

Với việc nguồn cung thịt đang ở tình trạng bấp bênh, một số chính quyền bang của Úc đã sửa đổi các yêu cầu bắt buộc cách ly đối với công nhân trong các chuỗi cung ứng thực phẩm quan trọng để cho phép những người có liên hệ gần gũi trở lại làm việc nếu họ không có triệu chứng và đã được tiêm phòng đầy đủ.

Ingham’s nói với các nhà đầu tư rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra ước tính về việc trì hoãn sẽ tiếp tục trong bao lâu, trong khi tác động tổng thể lên hoạt động kinh doanh vẫn chưa rõ ràng. Reeves cho biết, những thay đổi đối với các quy tắc cách ly sẽ giúp giảm bớt một số áp lực về nhân sự.

Ông nói: “Khi các điều kiện hoạt động bắt đầu ổn định, chúng tôi kỳ vọng năng lực sản xuất của mình sẽ phục hồi tương đối nhanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất