, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 03/08/2018, 15:02

Về Bạc Liêu thăm cổ tháp Vĩnh Hưng

Từ thành phố Cần Thơ về đến Ngã Bảy (Phụng Hiệp) rẽ phải vào quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, chạy song song tuyến kênh xáng cùng tên. Vừa hết đại phận Sóc Trăng qua cầu Ngan Dừa thuộc địa phận Hồng Dân, Bạc Liêu rẽ trái chạy thêm 14 km nữa, qua trụ sở UBND xã Vĩnh Hưng A, rẽ theo con đường nhỏ dẫn vào khu di tích Tháp Vĩnh Hưng và chùa Phước Bửu.

Tháp cổ
Tháp cổ

Căn cứ vào những di vật thu được qua những lần khai quật thì ngôi tháp cũng đã tồn tại trên dưới 1.500 năm. Di tích cổ tháp này đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định liệt vào danh mục di tích lịch sử văn hóa cần phải được bảo tồn.

Tháp còn có tên dân gian là tháp Trà Long, tháp Lục Hiền, gọi theo danh tánh hai vị trụ trì trước đây. Tháp cổ Vĩnh Hưng do một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam Kỳ. Trong thế kỷ XX, người ta đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở cạnh tháp.

Sau lưng tháp
Sau lưng tháp

Chân tháp hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m, dáng cổ kính. Ngôi tháp một phần bị rong rêu phủ bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng.

Chính diện của tháp
Chính diện của tháp

Tháp cổ Vĩnh Hưng có đặc điểm kiến trúc rất lạ, ở miền Tây Nam Bộ chưa có một nơi nào giống hoặc gần giống như vậy. Về kỹ thuật chế tác gạch và cấu trúc kết dính gạch với nhau không có khoảng đệm ở giữa. Trên thân tháp có ba ba sợi thép to không gỉ niềng lại, nay theo thời gian do gạch bung tróc nên đứng dưới có thể quan sát rõ bằng mắt thường.

Về kỹ thuật dựng tháp, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được giải thuyết lý giải thuyết phục. Có ý kiến cho rằng người xưa dùng chất kết dính có nguồn gốc thực vật, lại có ý kiến nói những người thợ dựng tháp đã áp dụng phương pháp mài những viên gạch chưa nung xếp chồng lên thành hình ngôi tháp, xong mới phủ rơm và đất để nung cho gạch chín đỏ,…

Gạch xây tháp
Gạch xây tháp

Trong tháp có một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng..., một số vật thờ khác, bên ngoài sân chung quanh tháp cũng có nhiều di vật lộ thiên bằng sành sứ…  Ban thờ là bộ Linga và Yoni bằng đá tượng trưng cho âm và dương, trời và đất đặt ngay chính diện.

Ban thờ đặt ngay chính diện
Ban thờ đặt ngay chính diện

Trước cửa tháp có gốc bô đề và lư hương lớn nghi ngút nhang khói của khách thập phương qua lại cúng bái.

Lư hương trước tháp dưới gốc cây bồ đề
Lư hương trước tháp dưới gốc cây bồ đề

Về miền đất Tây Nam Bộ du khách có dịp dừng chân để khám phá những điều kỳ thú mà tiền nhân đã tạo nên đến nay vẫn còn in dấu.

Tháp nhìn từ phía ngoài
Tháp nhìn từ phía ngoài

Toàn khu di tích
Toàn khu di tích

Minh Thương

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất