, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 17/12/2018, 09:41

Về Sóc Trăng ăn khô sặc rằn

Ở Sóc Trăng có ngả ba Dù Tho, nơi sông Cổ Cò chảy ra dòng Mỹ Thanh. Dân gian có câu ca:

Bơi xuồng em xuống Dù Tho/Mua ít cá sặt gửi đò cho anh.

Học giả Vương Hồng Sển, chuyển dẫn từ Đại Nam Quấc âm tự vị giải thích rằng trey: cá; kin thor: cá sặc lớn còn gọi là cá dù tho, dừa tho, dề tho. Theo thuyết này, thì không chỉ Dù Tho mà địa danh Cần Thơ cũng mang nét nghĩa là xứ của cá sặc rằn

Khô cá sặc rằn trộn xoài
Khô cá sặc rằn trộn xoài

Cá sặc thuộc loại cá có vẩy. Cá sặc có hai loại, cá sặc bướm và cá sặc rằn. Cá sặc bướm nhỏ, lớn bằng ngón tay cái, cỡ con bướm vàng ở miền quê Nam Bộ, còn cá sặc rằn lớn hơn, con trọng cỡ bàn tay người lớn. Vẩy có những lằn đen trắng chen nhau, dựa vào đó mà dân gian có tên gọi.

Cá sặc rằn sống trong các ao đìa, sông rạch. Ngày trước cá trong tự nhiên còn nhiều, người ta có thể dùng chài hay kéo lưới để bắt cá. Khoảng tháng mười, tháng mười một khi những cơn mưa cuối mùa đã dứt, người ta bắt cá sặc về phơi khô để dành … ăn tết.

Cá sặc rằn sau khi đánh bắt về được mang lên đánh vẩy, làm đầu rồi mang đi rửa, ướp, ủ với muối rồi mang ra các vỉ tre để phơi. Cá phơi hai, ba nắng là được, khi phơi phải canh chừng trở cá cho khô đều.

Khô cá sặc rằn có thể nướng hoặc chiên vàng chấm với nước mắm me. Nhưng ngon nhất vẫn là món khô cá sặc rằn trộn gỏi xoài chua. Tuy hơi mất công nhưng người bình dân ai cũng thích, cũng ưa vì dễ làm.

Bên dĩa khô trộn gỏi xoài năm ba anh em ngồi nhâm nhi với chung rượu đế thì thật đậm đà tình làng nghĩa xóm của ba dân tộc cộng cư vùng đất này.

Tửu Hoàng

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất