, //, :: GTM+7

Vì sao Hàn Quốc hạn chế nhập khẩu tôm Việt Nam?

NGỌC ÁNH
(nld.com.vn)
Năm 2024, Việt Nam hoàn toàn mở cửa với thủy sản Hàn Quốc, thuế về 0% nhưng Hàn Quốc lại áp dụng hạn ngạch với tôm Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và các bộ ngành liên quan nêu những bất cập trong việc xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, chủ lực là mặt hàng tôm. Đồng thời, kiến nghị các cơ quan chức năng khởi động tham vấn phía Hàn Quốc để gỡ bỏ hạn ngạch hiện tại đối tôm từ Việt Nam.

Theo VASEP, năm 2024 là năm thứ 10 thực hiện Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Việt Nam (VKFTA) nhưng theo cam kết thì hiện vẫn còn 7 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hạn ngạch (hiện là 15.000 tấn/năm).

Khối lượng sản phẩm nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cơ sở là 20%.

Theo thống kê nhập khẩu của Hàn Quốc (kita.org), tổng khối lượng nhập khẩu của 7 dòng sản phẩm trên từ Việt Nam vào Hàn Quốc trong giai đoạn 2016 - 2023 dao động từ 22.500 – 36.300 tấn.

Riêng sản phẩm tôm chủ lực, giai đoạn 2016 - 2023, có từ 34 - 48% sản lượng phải chịu thuế suất 20%.

"Việc này khiến các nhà nhập khẩu không còn động lực để tăng mua tôm Việt Nam phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng ở Hàn Quốc. Thay vào đó họ đang xem xét mua thêm tôm từ các quốc gia khác (như Peru) với thuế suất chỉ 0%" – VASEP lo ngại.

Vì sao Hàn Quốc hạn chế nhập khẩu tôm Việt Nam?- Ảnh 1.
Tôm Việt Nam có nguy cơ mất thị phần tại Hàn Quốc.

VASEP thông tin thêm theo biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam năm 2024, toàn bộ các dòng hàng thủy sản nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã ở mức 0%. Như vậy, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn với thủy sản Hàn Quốc nhưng đổi lại Việt Nam vẫn bị áp hạn ngạch xuất khẩu tôm. 

"Trước tình hình này, việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết để bảo vệ thị phần và lợi ích trong lâu dài của tôm Việt Nam tại thị trường này" – VASEP nhấn mạnh.

Chỉ tiêu Doxycycline quá nghiêm ngặt tại Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam nhưng doanh nghiệp đang bị vướng chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline. Đây là chất không bị cấm tại Việt Nam và nhiều nước. Tuy nhiên, quy định mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của thị trường Nhật Bản là 10 ppb trong khi EU, Trung Quốc, New Zealand mở rộng chỉ tiêu này lên tới 100 ppb.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất