, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 27/06/2019, 14:00

Viện trợ thông qua công nghệ blockchain

KIM NHÃ

Blockchain đã là một khái niệm quen thuộc với những người biết về công nghệ. Robert Opp, Giám đốc đổi mới và quản lý thay đổi tại chương trình lương thực thế giới (WFP) cho biết điều thú vị là trước nay những công nghệ mới thường được áp dụng cho các thị trường thương mại hấp dẫn thì nay đã có thể dùng để cải thiện cuộc sống của những người khó khăn nhất trong xã hội.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thuộc Chương trình Viện trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc đang thí điểm mô hình viện trợ thông qua hệ thống blockchain tại các trại tị nạn trên khắp Jordan (quốc gia thuộc Trung Đông).

Người tị nạn giờ đây có thể vào cửa hàng tạp hóa và mua thực phẩm chỉ bằng cách nhìn vào một chiếc máy nhỏ bằng máy tính tiền, đó là máy quét mống mắt đọc dữ liệu sinh trắc học. Chiếc máy này sẽ giúp người dùng truy cập chính xác vào tài khoản được liên kết với WFP để lấy phiếu mua hàng được WFP cấp cho.

Hệ thống blockchain được kết hợp với công nghệ quét mống mắt ở hai trại tị nạn Jordan cho phép người tị nạn mua đồ tạp hóa trong chớp mắt. Ảnh: Shaza Moghraby.
Hệ thống blockchain được kết hợp với công nghệ quét mống mắt ở hai trại tị nạn Jordan cho phép người tị nạn mua đồ tạp hóa trong chớp mắt. Ảnh: Shaza Moghraby.

Blockchain là một công nghệ sổ cái kỹ thuật số theo dõi các giao dịch và thiết lập một hồ sơ chính xác. Hệ thống blockchain của WFP cung cấp các phiếu mua hàng dựa trên Ethereum (một loại tiền điện tử tương tự Bitcoin) cho người tị nạn, sau đó người tị nạn có thể sử dụng các phiếu trên để mua hàng.

Phiếu mua thực phẩm và tiền mặt nói chung là một phần quan trọng của viện trợ Quốc tế. Chúng cho phép mọi người có thể mua thực phẩm tại địa phương và đưa ra quyết định mua hàng của riêng họ. Trong năm 2015, 9,3 triệu người đã nhận được chuyển khoản tiền mặt từ WFP.

Blockchain đã là một khái niệm quen thuộc với những người biết về công nghệ. Robert Opp, Giám đốc Đổi mới và Quản lý Thay đổi tại WFP cho biết điều thú vị là trước nay những công nghệ mới thường được áp dụng cho các thị trường thương mại hấp dẫn thì nay đã có thể dùng để cải thiện cuộc sống của những người khó khăn nhất trong xã hội.

Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2016. Ông Opp nói: “Tất cả 106.000 người tị nạn Syria ở các trại Azraq và Zaatari hiện đã nhận viện trợ thông qua blockchain”. Cho đến nay, hơn 23,5 triệu USD đã được chuyển cho người tị nạn thông qua 1,1 triệu giao dịch. Đến hết tháng 3 năm 2019, Opp hy vọng rằng 400.000 người tị nạn sẽ nhận được hỗ trợ của họ thông qua blockchain.

Ý nghĩa này mang tính lịch sử đối với các chương trình hỗ trợ lương thực nhân đạo. Hệ thống blockchain cải thiện tính minh bạch, hiệu quả, bảo mật và tốc độ viện trợ của WFP. Trước khi sử dụng blockchain, đôi khi các gia đình cần phải chờ ngày chuyển tiền từ các ngân hàng địa phương và thông tin nhận dạng của họ rất dễ bị xâm phạm tại các tổ chức đó.

Giờ đây, hệ thống blockchain của WFP đã mã hóa dữ liệu của người tị nạn và cho phép nhân viên WFP chuyển phiếu mua hàng gần như ngay lập tức sau khi người tị nạn đăng ký thành công. Ông Opp cho biết thêm, vì phần lớn mã là mã nguồn mở và được xem xét kỹ lưỡng bởi một cộng đồng lớn hơn nhiều so với bất kỳ mã nguồn đóng nào có thể quản lý, trên thực tế, nó an toàn hơn so với các giao dịch khác.

Đối với WFP, nó có các lợi ích là tiết kiệm 98% phí giao dịch ngân hàng. Opp giải thích rằng việc chi phí giao dịch gần như được loại bỏ đã mang đến cho các nhà tài trợ giá trị đồng tiền cao hơn rõ rệt. Điều này có nghĩa là bây giờ, WFP có thể cung cấp thêm nhiều bữa ăn hơn cho người nghèo.

Opp cũng dự đoán các cơ hội hợp tác để mang lại lợi ích cho người tị nạn thông qua công nghệ blockchain. Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng một nền tảng cộng tác blockchain có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng nhân đạo. Lần đầu tiên, WFP và chương trình Phụ nữ LHQ hiện đang hợp tác với blockchain, ưu tiên công nghệ đổi mới là một trong những động lực để thay đổi và thúc đẩy tiến trình trao quyền kinh tế cho phụ nữ trên quy mô lớn hơn.”

Tuy nhiên hệ thống cũng vấp phải một số chỉ trích, nhiều chuyên gia cho rằng quy mô của thử nghiệm hiện tại quá nhỏ để thấy được lợi ích thực sự của việc sử dụng blockchain, chi phí giao dịch về sau có thể tăng hoặc có những tình huống khó xử về đạo đức khi thử nghiệm các công nghệ mới trên các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Zara Rahman, một nhà nghiên cứu tại tổ chức The Engine Room có trụ sở tại Berlin cho rằng: “Nhìn chung, điều cần thiết đối với các nhân viên nhân quyền là đưa ra quyết định dựa trên sự thận trọng tối đa. Mặc dù một công cụ nhất định có vẻ như là lựa chọn dễ nhất bây giờ, nhưng trong hai năm hoặc năm năm thì sao? Bạn sẽ muốn làm gì với dữ liệu và ai sở hữu nó?”.

Nhưng theo WFP, cũng có khả năng hệ thống có thể mở rộng để hỗ trợ nhiều người tị nạn hơn và theo nhiều cách hơn. Houman Haddad, một giám đốc điều hành của WFP đang kỳ vọng vào một hệ thống ID hoàn chỉnh, trong đó người tị nạn có thể hoạt động với một nhận dạng không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan quốc gia nào.

Opp cũng rất lạc quan. Ông hy vọng sẽ áp dụng blockchain vào chuỗi cung ứng và tiếp tục tìm kiếm các cách sử dụng công nghệ tiên tiến để giúp đỡ những cộng đồng dễ bị tổn thương. Ông kết luận: “Chúng tôi coi việc cố gắng tận dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến cho công việc là việc bắt buộc, vì chúng có tiềm năng củng cố hệ thống cung cấp thực phẩm, rút ngắn thời gian phản ứng nhân đạo, hỗ trợ hiệu quả hơn và làm cho quỹ được hoạt động lâu hơn nữa”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất