, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 29/09/2021, 11:11

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại

MẠNH TIẾN
Đó là nội dung bao trùm toàn bộ nội dung cuộc họp trực tuyến được tổ chức vào sáng ngày 28/9/2021, tại Hà Nội, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Quang cảnh hội nghị.

Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có sự tham gia của Đại diện lãnh đạo của các Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, một số cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, các doanh nghiệp và đại diện các tổ chức quốc tế, gồm: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát bệnh tại của Hoa Kỳ (CDC FAO/WHO/CDC tại Việt Nam. Tại đầu cầu của 63 tỉnh/thành phố có sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, TP, Sở NN&PTNT, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham dự.

Hội nghị tập trung vào việc Tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 và góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 8/2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại và đạt được nhiều kết quả. Cụ thể, số ca bệnh Dại trên người hằng năm giảm trung bình 12 ca so với giai đoạn 2012 – 2016, Công tác quản lý đàn chó, mèo được thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành phố; Có 23/63 (37%) tỉnh, thành phố không ghi nhận ca mắc bệnh Dại trên người liên tiếp trong 2 năm gần đây.

Cả nước đã xây dựng được 14 vùng an toàn dịch bệnh ( ATDB), bao gồm: Toàn bộ TP.HCM (22 quận, huyện), 4 quận của Hà Nội, 6 quận của Đà Nẵng, 1 thành phố của tỉnh Bình Dương, 2 huyện, thành phố của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tỉnh đang có chủ trương, triển khai xây dựng vùng ATDB đối với bệnh Dại như Lạng Sơn, Lào Cai; Năng lực giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch bệnh Dại được tăng cường rõ rệt; Tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại tăng từ 38,5% lên 49,2%; Phối hợp liên ngành đã chặt chẽ hơn giữa y tế và thú y cùng với các ban ngành khác so với giai đoạn trước…

Tuy nhiên, với tổng đàn chó nuôi lớn, khoảng 7,5 triệu con, nguy cơ bệnh Dại xảy ra trong thời gian tới là rất cao do công tác quản lý đàn chó, mèo tại một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa tốt; Chính quyền địa phương chưa chỉ đạo các ban ngành phối hợp thực hiện triệt để; Người nuôi chó, mèo không chấp hành việc nuôi nhốt, chó thả rông cắn người trọng thương, cắn chết người, gây bức xúc cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng Dại cho chó, mèo còn đạt tỷ lệ rất thấp. Số lượng chó, mèo được tiêm phòng chủ yếu theo kế hoạch hàng năm của địa phương, thấp hơn thực tế rất nhiều so với tổng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng của địa phương (nhiều địa phương tỷ lệ tiêm vắc xin đạt dưới 30%); hệ thống thú y cơ sở bị thay đổi cắt giảm dẫn tới việc triển khai tiêm phòng gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, về tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo chưa được thực hiện nghiêm quy định; Thói quen và nhu cầu ăn thịt chó cũng dẫn đến tình trạng vận chuyển chó giữa các địa phương còn phổ biến, kể cả nhập lậu chó từ Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về Dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 với mục tiêu Kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030 với các mục tiêu cụ thể: Quản lý số hộ nuôi chó, mèo, số chó, mèo nuôi đạt trên 70% đối với giai đoạn 2022 - 2025 và đạt trên 90% đối với giai đoạn 2026 - 2030. Tổng đàn chó, mèo nuôi được tiêm phòng vắc xin Dại đạt 70% đối với giai đoạn 2022 - 2025 và đạt 80% đối với giai đoạn 2026 - 2030. 

Số tỉnh, thành phố thực hiện giám sát chó, mèo mắc, nghi mắc đạt trên 70% đối với giai đoạn 2022 - 2025 và đạt trên 90% đối với giai đoạn 2026 - 2030. Xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng ATDB Dại cấp huyện hoặc vùng liên huyện (có thể của 1 hoặc nhiều tỉnh, thành phố) và ít nhất 10 cơ sở ATDB Dại cấp xã, phường. Duy trì 100% các vùng, cơ sở ATDB Dại trong giai đoạn 2017 – 2021.

100% các huyện có điểm tiêm chủng công lập vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người. 100% các tỉnh thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức cụ thể về bệnh Dại ở cộng đồng/trường học. 100% số người tiêm vắc xin phòng Dại do động vật cắn được báo cáo, thông qua hệ thống báo cáo quốc gia. 90% số người bị động vật cắn bị được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. 

Đến năm 2025, không còn tỉnh nguy cơ cao về bệnh Dại trên người. Đến năm 202,7 không còn tỉnh có nguy cơ bệnh Dại trung bình trên người; giảm 50% số người bị tử vong do bệnh Dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đã diễn ra lễ Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Dại - Ngày 28/9 với chủ đề “Rabies: Facts, not Fear - Bệnh dại: Hãy hiểu biết, đừng sợ!”. Lễ mít tinh đã kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức và thực hành phòng, chống bệnh Dại để cứu sống con người; đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo, phòng chống bệnh Dại dựa trên nền tảng vững chắc của ngành thú y, ngành y tế và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh đó, tăng cường nhận thức đối với các biện pháp phòng bệnh và mở rộng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người bị chó cắn; Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác giám sát và báo cáo dịch bệnh, hợp tác có hiệu quả để cùng chung tay đẩy lùi bệnh Dại, tiến tới mục tiêu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất