, //, :: GTM+7

Vĩnh Hưng: Liên kết sản xuất để tăng sức cạnh tranh

THẢO VI
Thời gian qua, nhiều HTX tại huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) đã triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường và tăng thu nhập cho nông dân.
Cảnh thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở Vĩnh Hưng.

HTX Nông nghiệp Hưng Phú (xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) được thành lập vào tháng 6/2015, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực trồng trọt và dịch vụ phát triển nông nghiệp. Hiện nay, HTX là 1 trong 16 HTX điểm của tỉnh và là 1 trong 4 HTX điển hình của tỉnh. 

Từ năm 2017 đến nay, HTX Nông nghiệp Hưng Phú đã tổ chức sản xuất lúa theo hướng bền vững của dự án VnSAT gắn với việc ứng dụng công nghệ cao và thực hiện 3 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tổng diện tích 1.218ha (chiếm 21,3% tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao toàn huyện).

Cụ thể, trước khi vào vụ, các công đoạn xử lý đất, diệt cỏ, cách ly thuốc hóa học được thực hiện rất kỹ. Hiện tại, các giống lúa được thành viên HTX Nông nghiệp Hưng Phú sử dụng để canh tác là ST 24, ST 25, OM 18... Toàn bộ sản lượng lúa của các thành viên đều được HTX bao tiêu để xay xát, đóng gói và tiêu thụ ở thị trường trong, ngoài tỉnh.

Theo báo cáo của HTX, năm 2021, tổng doanh thu của HTX là 1,2 tỉ đồng, lợi nhuận 200 triệu đồng; dự kiến năm 2022 tổng doanh thu đạt 1,3 tỉ đồng, lợi nhuận 230 triệu đồng. Hội đồng Quản trị HTX thống nhất không chia nguồn lợi nhuận này mà để mua sắm thêm đất làm máng tưới, máy móc cơ giới làm dịch vụ.

Còn tại xã Vĩnh Thuận, năm nào 65 thành viên của HTX Sản xuất Nông nghiệp Vĩnh Thuận cũng đều có lợi nhuận, bởi khi xuống giống HTX đã ký kết được hợp đồng với các công ty cung ứng toàn bộ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu đầu ra cho 100% sản lượng lúa của HTX với giá cao hơn thị trường từ 500 - 1.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Thị Diệu Ngân - Giám đốc HTX Sản xuất Nông nghiệp Vĩnh Thuận: “So với mặt bằng chung thì thu nhập của các thành viên trong HTX cao hơn nông dân bên ngoài từ 2 - 4 triệu đồng/ha/vụ. Do giá lúa bán được cao hơn cũng như các công đoạn sản xuất lúa đều có sự tiết giảm phù hợp”.

Tính đến nay, huyện Vĩnh Hưng củng cố và thành lập được 11 HTX với hơn 540 thành viên, trong đó có 10 HTX trồng trọt, 1 HTX chăn nuôi hoạt động theo Luật HTX kiểu mới với tổng vốn hoạt động của HTX trên 13,8 tỉ đồng, tổng giá trị tài sản của HTX gần 9,8 tỉ đồng. Song song đó, huyện đã nâng chất 102 tổ hợp tác sản xuất hoạt động hiệu quả.

Ông Lê Quốc Bổn - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Hưng cho biết: “Thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện hoạt động theo Luật HTX kiểu mới cho hiệu quả rất cao, nông dân tham gia HTX đều tự nguyện đóng góp, Ban quản trị hoạt động có nhiều đổi mới trong quá trình lãnh đạo, có tính toán mở các dịch vụ để giảm giá thành sản xuất, đưa HTX ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, nhiều HTX đã góp phần tạo ra sản lượng nông sản lớn với chất lượng và giá thành sản xuất thấp, có sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp ký kết thu mua trong thời gian dài”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất