, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 24/09/2022, 14:54

Vụ nổ "nghìn năm có một" hồi đầu năm có thể gây ra hậu quả cho Trái đất

BẰNG LÂU - AP
"Sự kiện" bất thường xảy ra trong lòng đại dương và các nhà khoa học chưa từng chứng kiến trường hợp nào có mức độ như vậy trước đó. 

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy mức độ khủng khiếp của vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai. Ảnh: AP

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 22/9 trên tạp chí Science (Khoa học), vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai hồi tháng 1 ở Thái Bình Dương đã phát tán hàng triệu tấn hơi nước vào bầu khí quyển.

Các nhà nghiên cứu ước tính, vụ phun trào đã làm tăng lượng hơi nước khoảng 5% ở tầng bình lưu - tầng thứ 2 của khí quyển, ở trên phạm vi con người hít thở, và thường rất khô. 

"Đây là sự kiện một lần trong đời", theo Holger Voemel, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở bang Colorado, Mỹ. 

Hồi tháng 1, nhiều nhà khoa học gọi đây là vụ nổ "nghìn năm có một". Theo James Garvin, nhà nghiên cứu hàng đầu của NASA, vụ nổ núi lửa Tonga có sức mạnh tương đương 10 megaton, tương đương 666 quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống thành phố Hirosima ở Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Các vụ phun trào núi lửa lớn thường làm Trái đất "nguội đi". Hầu hết các núi lửa phun trào đẩy một lượng lớn lưu huỳnh vào khí quyển. Lưu huỳnh có khả năng chặn tia nắng mặt trời, theo Matthew Toohey - một nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học Saskatchewan (Canada). 

Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai còn khủng khiếp hơn. Vì xảy ra trong lòng đại dương, vụ phun trào đã tống một lượng hơi nước lớn hơn bình thường vào không khí. Vì hơi nước hoạt động như một dạng khí nhà kính (giữ nhiệt) nên vụ phun trào làm tăng nhiệt độ của Trái đất. Đây là lý do nó được xem là sự kiện bất thường. Theo nhà nghiên cứu Toohey, tác động của sự kiện này tới việc Trái đất nóng lên đang được nghiên cứu. 

Karen Rosenlof, một nhà khoa học khí hậu tại Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và là người không tham gia nghiên cứu, dự đoán, tác động của vụ phun trào tới việc Trái đất nóng lên sẽ rất nhỏ và tạm thời. 

Tuy nhiên, việc các nhà khoa học có câu trả lời chắc chắn là điều không hề dễ dàng vì họ chưa từng chứng kiến vụ phun trào với mức độ tương tự trước đó. 

Nhóm nghiên cứu của ông Voemel ước tính lượng hơi nước của vụ phun trào núi lửa bằng cách sử dụng một mạng lưới các thiết bị gắn trên các bóng thám không theo dõi thời tiết. Thông thường, các công cụ này không thể đo lượng hơi nước trong tầng bình lưu vì lượng hơi nước quá thấp, theo ông Voemel. 

Một nhóm nghiên cứu khác theo dõi vụ phun trào bằng một thiết bị trên vệ tinh của NASA. Trong nghiên cứu của nhóm này, được công bố vào đầu hè, họ ước tính vụ phun trào đẩy khoảng 150 triệu tấn hơi nước vào tầng bình lưu - lớn hơn gấp 3 lần so với nghiên cứu của nhóm ông Voemel.

Ông Voemel thừa nhận, thiết bị từ vệ tinh có thể đã quan sát thấy các phần hơi nước mà các bóng thám không thời tiết không thể thấy. Từ đó, kết quả của nhóm nghiên cứu kia sẽ cao hơn nhóm của ông. 

Dù thế nào, tác giả chính của nghiên cứu cho biết vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai không giống với bất kỳ vụ phun trào núi lửa nào trong lịch sử gần đây. Và việc nghiên cứu tác động của nó có thể mang lại những hiểu biết mới về bầu khí quyển. 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất