, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 24/06/2022, 09:43

WB phê duyệt 54 nghìn tỷ để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực

LÊ KIÊN
(Reuters)
Ngày 22/6, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, họ đã có kế hoạch phê duyệt một chương trình trị giá 2.3 tỷ USD (khoảng 54 nghìn tỷ VNĐ) nhằm giúp các quốc gia Đông và Nam Phi giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay.
Hàng triệu người trên thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ do những yếu tố như thời tiết, chiến tranh, dịch bệnh. Ảnh tư liệu: Reuters/World Food Programme.

Trong một tuyên bố mới đây, WB ước tính có khoảng 66.4 triệu người trong khu vực được dự báo sẽ gặp áp lực lớn về lương thực hoặc đối mặt với khủng hoảng lương thực, thậm chí có thể rơi vào tình trạng báo động khẩn cấp hoặc nạn đói vào tháng 7. 

Các cú sốc về hệ thống lương thực do thời tiết khắc nghiệt, sâu bọ, dịch bệnh bùng phát, bất ổn chính trị và thị trường, cùng với xung đột vũ trang ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, khiến cho nhiều người có nguy cơ mất an ninh lương thực. 

“Cuộc chiến ở Ukraine đang làm trầm trọng thêm những tác động này bằng cách phá vỡ thị trường thực phẩm, nhiên liệu và phân bón toàn cầu". - WB nhấn mạnh.

Tổ chức này cho biết, dự án của họ có tên gọi là “Chương trình phục hồi hệ thống lương thực cho Đông và Nam Phi”. Trước tiên, dự án sẽ nhắm mục tiêu vào Ethiopia, nơi có khoảng 22.7 triệu người bị mất an ninh lương thực do hạn hán kéo dài. Kế tiếp sẽ là Madagascar, nơi có khoảng 7.8 triệu người cũng đang cần viện trợ lương thực do hạn hán kéo dài ở miền Nam của đất nước này. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất