, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 06/04/2022, 15:18

WHO cảnh báo: 99% người dân trên trái đất đang hít thở bầu không khí ô nhiễm

LÊ KIÊN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo: 99% người dân trên trái đất đang hít thở bầu không khí chứa nhiều chất ô nhiễm. Chất lượng không khí kém là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu ca tử vong mỗi năm.
 Dữ liệu mới từ WHO cho thấy mọi nơi trên thế giới đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Ảnh: AFP/Philippe Desmazes.

WHO cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ 

Theo dữ liệu mới của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, mọi ngõ ngách trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, và vấn đề này càng tồi tệ hơn ở các quốc gia nghèo.

Chia sẻ với AFP, bà Maria Neira - Bộ Y tế Công cộng, Môi trường và Các vấn đề xã hội của WHO nói: “Gần như 100% dân số toàn cầu vẫn đang hít thở bầu không khí vượt quá tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO. Đây thực sự là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng”.

Trong một báo cáo cách đây 4 năm, WHO cho biết đã phát hiện hơn 90% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Kể từ đó, tổ chức này đã thắt chặt hơn các giới hạn của mình.

Dữ liệu của Liên Hợp Quốc năm 2021 cho thấy việc ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và các hạn chế đi lại đã cải thiện phần nào chất lượng không khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề nan giải.

Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than góp phần gây ô nhiễm không khí ở Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: UN/Ariel Javellana.

Cần có hệ thống năng lượng lành mạnh hơn

Nghiên cứu của WHO cung cấp dữ liệu về chất lượng không khí từ hơn 6.000 thành phố và các khu định cư khác trên 117 quốc gia, chiếm khoảng 80% các khu vực đô thị. 

Ngoài ra, bà Neira cho biết WHO đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và các mô hình toán học để xác định chất lượng không khí. Bà cũng tiết thêm lộ rằng, chất lượng không khí kém nhất được ghi nhận chủ yếu ở các khu vực phía đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, và khu vực châu Phi.

Tổ chức WHO cảnh báo, những phát hiện này như một hồi chuông báo động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước cần nhanh chóng hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc WHO nhấn mạnh, những lo ngại về giá năng lượng tăng vọt từ cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine sẽ phần nào góp phần giúp thúc đẩy sự thay đổi này.

Trong một bài phát biểu, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Những lo ngại về năng lượng hiện nay nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang sử dụng các hệ thống năng lượng sạch hơn và lành mạnh hơn. Những vấn đề về giá nhiên liệu hóa thạch cao, an ninh năng lượng và sự cấp bách của việc giải quyết các thách thức sức khỏe kép như ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu… thúc đẩy nhu cầu cấp thiết phải tiến nhanh hơn tới một thế giới ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch".

Khói mù mịt ở thành phố Toronto, Canada. Ảnh UN/Kristen Morith.

Thực trạng ở các nước nghèo

Báo cáo WHO cung cấp dữ liệu về nồng độ của các hạt vi vật chất nguy hiểm có đường kính từ 2.5-10 micromet (PM10) và các hạt có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet (PM2.5). Cụ thể, PM2.5 bao gồm các chất độc như sunfat và cacbon đen - đây là những chất gây nguy cơ lớn nhất cho sức khỏe, vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi hoặc hệ tim mạch.

Lần đầu tiên, báo cáo cũng cung cấp các phép đo trên mặt đất về nồng độ trung bình hàng năm của Nitơ Điôxít (NO2) - một chất gây ô nhiễm đô thị phổ biến, có liên quan đến các bệnh hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn. 

Trong số khoảng 4.000 thành phố ở 74 quốc gia đã thu thập dữ liệu NO2, các phép đo cho thấy chỉ 23% người dân hít thở không khí có nồng độ trung bình hàng năm đáp ứng các mức tiêu chuẩn không khí của WHO.

Báo cáo chỉ ra rằng, các vấn đề liên quan đến ô nhiễm dạng vi hạt tồi tệ hơn nhiều ở các nước nghèo, hầu hết hiện nay các thành phố đều đối mặt với thực trạng NO2 cao. Trong khi chỉ số PM2.5 và PM10 của 17% các thành phố ở các quốc gia thu nhập cao đã giảm xuống dưới mức khuyến nghị của WHO, thì chưa đến 1% các thành phố ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tuân thủ ngưỡng khuyến nghị của WHO.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất