, //, :: GTM+7

Xác nhận DNA gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu

ĐẶNG DUNG

Xác nhận DNA gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý cho thương hiệu gạo Việt Nam đối với thị trường thế giới.

Hình minh họa.

Thời gian vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời đã phối hợp với Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thực hiện dự án xác định giống lúa Gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Hoạt động nhằm đảm bảo tính pháp lý của các giống lúa gạo Việt Nam, tránh tranh chấp và giả mạo chất lượng, xuất xứ của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo dự án này, Tập đoàn Lộc Trời sẽ phối hợp với Eurofins thu thập các giống lúa của Việt Nam đang được xuất khẩu theo EVFTA để gửi sang các đơn vị chuyên phân tích dư lượng gạo chất lượng cao ở Đức, tiến hành xác định “DNA” của các giống này.

Đây sẽ là cơ sở để hải quan các nước nhập khẩu kiểm soát hàng hóa đúng chủng loại, xem xét giải quyết tranh chấp, góp phần bảo vệ bản quyền của các đơn vị sở hữu giống. Kết quả “DNA” này cũng là cơ sở để công nhận giống cây trồng trong nước phù hợp với Hiệp định EVFTA, là căn cứ để xử lý tranh chấp nếu có.

Đến nay, Tập đoàn Lộc Trời đã gửi mẫu của 5 giống lúa bản quyền đặc sắc bao gồm: Lộc Trời 28, Jasmine 85, OM5451, OM18, OM4900 và giống lúa VĐ20 sang châu Âu để xác nhân DNA thông qua đối tác Eurofins.

Bên cạnh đó, Eurofins cũng kết nối để gửi mẫu phân tích DNA cho các giống khác từ các đơn vị, doanh nghiệp có tên tuổi tại Việt Nam như ST24, ST25 của doanh nghiệp Hồ Quang Trí, giống RVT của Vinaseed, giống Nàng Thơm Chợ Đào, KDM của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, giống Nàng Hoa 9 của tác giả Lê Hùng Lân…

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ NN&PTNT chọn để xuất khẩu lô gạo thơm vào châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Đến nay, sau gần 1 năm EVFTA có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị xuất khẩu gạo đi châu Âu nhiều nhất Việt Nam, đồng thời, đây là đơn vị sở hữu 5 giống lúa được hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định EVFTA.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất