, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 08/12/2022, 17:56

Xây dựng chuỗi liên kết để tăng tỉ trọng nguồn cung nguyên liệu nội địa

THÙY DUNG
Trong khuôn khổ Diễn đàn xuất khẩu 2022, chiều 8/12, tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức tọa đàm “Tăng cường chuỗi liên kết vùng – Nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong chuỗi giá trị sản phẩm”.
Ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM phát biểu tại Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM nhận định Việt Nam đã và đang là một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực nông sản, dệt may, da giày, chip điện tử và ôtô.

Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò trong chuỗi cung ứng và sản xuất của các nước phát triển. Xu hướng đa dạng hóa nguồn sản xuất và dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng đã khiến Việt Nam trở thành địa điểm thay thế tiềm năng. Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

“Việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đã và sẽ đem lại cơ hội phát triển cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như TP.HCM nói riêng” - ông Trần Phú Lữ nói. 

Tuy nhiên, theo ông Trần Phú Lữ, hiện nay vấn đề cấp thiết được đặt ra cho việc phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu là làm thế nào để giảm sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, gia tăng tỉ trọng nguồn cung nguyên liệu nội địa.

Về lâu dài, để phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững cần có những giải pháp hướng đến phát triển vùng cung ứng nguyên liệu nội địa và ngành công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy sản xuất xanh, tuần hoàn; tạo động lực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng…

Mặt khác, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối liên vùng cần được đẩy mạnh. Trong đó chú trọng phát triển ngành logistics, xây dựng các trung tâm logistics vùng, quốc gia, hệ thống cảng và kho bãi để giảm giá logistics đang tăng cao như hiện nay nhằm góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thế giới.

Ông Trần Phú Lữ cho biết, với vai trò là một đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM sẽ chủ động hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trên cả nước nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo động lực tăng trưởng mới cho mỗi địa phương, hướng đến mục tiêu trở thành hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng. 

Đồng thời, tăng cường thúc đẩy hơn nữa sự kết nối giữa các cơ quan chức năng; sự kết nối giữa doanh nghiệp Thành phố với các doanh nghiệp, hợp tác xã của các địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu liên kết phát triển bền vững, chủ động tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thích ứng với xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Tìm hiểu về các sản phẩm được trưng bày tại sự kiện.

Tại Tọa đàm, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đã cùng trao đổi, thảo luận để góp thêm các giải pháp thực hiện, góp phần thúc đẩy và nâng cao hơn nữa các hoạt động liên kết vùng giữa TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực nhằm phát triển bền vững vùng cung ứng nguyên liệu trong nước, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng bền vững, nâng cao tính cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong lĩnh vực logistics, ông Nguyễn Công Luân - Phó Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương TP.HCM) nhấn mạnh phát triển hệ thống Trung tâm logistics chính là phát triển kênh vận chuyển đa phương thức, với hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và các dịch vụ đi cùng, sẽ kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà sản xuất và nguời tiêu dùng. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kết nối cung – cầu, nhiều sản phẩm đặc sản của các tỉnh, thành, các vùng miền sẽ được đưa vào hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn TP.HCM. Không chỉ phân phối nội địa, các hệ thống phân phối lớn của TP.HCM còn lựa chọn nhiều mặt hàng có tiềm năng để xuất khẩu ra nước ngoài thông qua kênh phân phối của các hệ thống này.

Ông Nguyễn Công Luân cho biết, theo đề án được phê duyệt, TP.HCM có nhu cầu đầu tư 8 trung tâm logistics phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của Thành phố và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Trung tâm logistics Khu Công nghệ cao (6ha) đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư để triển khai xây dựng. Các trung tâm logistics còn lại chủ yếu ở giai đoạn rà soát quy hoạch, lập quy hoạch phân khu, chưa triển khai đầu tư.

Theo ông Nguyễn Công Luân, việc phát triển hệ thống logistics của Việt Nam hiện nay đang đối mặt với không ít thách thức, rào cản. Điển hình, Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh riêng đối với hoạt động logistics từng ngành, từng lĩnh vực. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ logistics nhằm tận dụng được lợi thế của Việt Nam.

Hàng hóa tập trung tại Cảng Cát Lái (TP.HCM).

Trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM DV XNK Vina T&T chia sẻ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

“Liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp và hợp tác xã là con đường tất yếu đưa lại sự sản xuất và tiêu thụ ổn định, từng bước nâng cao chất lượng và uy tín của các mặt hàng nông sản cả trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu” - ông Tùng nhấn mạnh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất