, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 07/10/2022, 15:37

Xây dựng Nông thôn mới dựa trên nền tảng công nghệ số

KIM NHÃ
Ngày 6/10, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.
Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới sáng 6/10 tại đầu cầu Hà Nội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình sáng tạo, tham góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện 2 Chương trình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn và chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã yêu cầu các địa phương và các ban ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số; triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số; hoàn hiện cơ sở dữ liệu trong quản lý, theo dõi, giám sát chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số.

Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo) nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới Nông thôn mới thông minh.

Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (phát triển chính quyền số); ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số (phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn); ít nhất 40% đơn vị cấp xã, huyện cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng Nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến (xã hội số); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã Nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất.

Về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đặc biệt là xây dựng các mô hình tích trữ được nước ngọt để ứng phó biến đổi khí hậu.

Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương cần tiếp tục chú trọng nghiên cứu, thí điểm xây dựng và đánh giá, nhân rộng những mô hình “Chợ an toàn thực phẩm'' ở nông thôn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất