, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 08/11/2022, 15:49

Tháo gỡ vướng mắc để ngành cao su phát triển bền vững

THÙY DUNG
Sáng nay (8/11), tại TP.HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tổ chức "Hội thảo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành cao su phát triển bền vững".
"Hội thảo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành cao su phát triển bền vững" diễn ra tại TP.HCM vào sáng ngày 8/11.

Tăng trưởng liên tục

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam ước đạt gần 1,4 triệu tấn với giá trị 2,3 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 6,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng những kết quả trên chính là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp ngành cao su nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục.

Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng cho biết bên cạnh những thuận lợi, ngành cao su Việt Nam còn gặp không ít khó khăn, thách thức từ thị trường thế giới và những vướng mắc do yếu tố nội tại về chính sách, gây hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành cao su và doanh nghiệp cao su Việt Nam.

“Toàn ngành cao su rất cần sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước và giải pháp của các Bộ, ngành để tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi” - ông Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh.

Hình minh họa.

Nhiều vướng mắc trong chính sách thuế

Trình bày tại Hội thảo, ông Võ Hoàng An - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết chính sách không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại đang áp dụng cho các mặt hàng nông, thủy sản chỉ mới qua sơ chế, chưa chế biến thành sản phẩm khác nhưng chưa được áp dụng đối với mủ cao su sơ chế, gây vướng mắc lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su.

Tuy sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng sau khi xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp sẽ phải chờ từ 4 - 9 tháng, có trường hợp còn lâu hơn gây tốn kém chi phí để trả lãi suất vay ngân hàng cho số vốn tạm nộp thuế giá trị gia tăng.

Do đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mủ cao su sơ chế như những nông, thủy sản sơ chế khác.

Đồng thời, xem xét lại việc phân loại doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế thì được xét hoàn thuế trước theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 tại Điều 73 về phân loại hồ sơ hoàn thuế và tại Khoản 2 Điều 75 về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Hình minh họa.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ thu hoạch gỗ cây cao su thanh lý như với các sản phẩm trồng trọt khác. Hiện này, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ thanh lý vườn cây cao su theo các văn bản quy định pháp luật và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. 

Là một nông sản như những mặt hàng nông sản khác (cà phê, điều, hồ tiêu, gạo…), việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và thanh lý cây cao su được thực hiện theo một chu kỳ liên tục. Việc thanh lý cây cao su cũng giống như các loại cây trồng, vật nuôi khác, khi thanh lý có giá trị thu hồi, nhưng các loại cây trồng vật nuôi khác được hưởng chính sách miễn thuế trong khi cây cao su lại phải chịu mức thuế cao.

Theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng việc “trừ thanh lý vườn cây cao su" khỏi đối tượng hưởng thuế suất ưu đãi đối với sản phẩm trồng trọt là chưa phù hợp. Sự thiếu đồng bộ về chính sách thuế đã tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông sản và thủy hải sản.

Ngoài ra, Hiệp hội Cao su Việt Nam còn kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách tài chính đối với đất đai, chính sách môi trường trong sản xuất chế biến cao su, chính sách về phát triển thương hiệu ngành cao su…

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất