, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 11/08/2022, 14:17

Xuất khẩu sang EU: Điểm sáng cho cá tra, chậm lại với cá ngừ

KHÁNH NGUYÊN
Số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy cá tra xuất khẩu sang thị trường EU đã vượt kim ngạch cả năm 2021, hứa hẹn một tương lai lạc quan cho loài này. Trong khi đó, cá ngừ xuất sang thị trường EU có phần chậm lại, thậm chí sụt giảm.
Xuất khẩu cá tra sang EU 6 tháng đầu năm 2022 vượt kim ngạch 2021.

Tính đến giữa tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU đã đạt 122 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ 2021 và đã vượt kim ngạch cá tra của cả năm 2021 là 106 triệu USD. EU vẫn luôn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36%. Giai đoạn vàng son 2010, doanh số xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt đến 511 triệu USD. Con cá tra của Việt Nam chiếm đến 22% thị phần cá thịt trắng nhập khẩu vào EU những năm 2010, trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của một số loài cá thịt trắng phổ biến ở châu Âu.

Tuy nhiên do nhiều cạnh tranh không lành mạnh, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào EU tuột dốc không phanh, chỉ còn 1,6% thị phần cá thịt trắng nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021.

Năm 2022, với những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, cùng với nhu cầu thị trường bùng nổ trở lại sau 2 năm đại dịch, xung đột Nga – Ukraine và bối cảnh lạm phát tăng kỷ lục ở EU, cơ hội cho cá tra Việt Nam lại càng lớn. Tính đến giữa tháng 7/2022, 5 thị trường lớn nhất trong khối EU nhập khẩu cá tra Việt Nam lần lượt là Hà Lan (tăng 72%), Đức (tăng 107%), Tây Ban Nha (tăng 75%), Bỉ (tăng 92%) và Ý (tăng 90%). Dự báo nửa cuối năm, xuất khẩu cá tra sang EU sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và cán mốc trên 200 triệu USD tổng cả năm 2022.

Sản phẩm cá tra chủ lực xuất sang thị trường châu Âu là cá tra phile đông lạnh, đạt 113,5 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ; cá tra cắt khúc đông lạnh chiếm khoảng 4,4%, còn lại 1,6% là cá tra chế biến.

Trong khi đó, cá ngừ xuất sang châu Âu lại ảm đạm hơn khi tụt dốc liên tục trong quý II/2022, phải nhờ tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm thì lũy kế 6 tháng đầu 2022 mới đạt hơn 77 triệu USD, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ 2021.

Đức, Bỉ, Hà Lan là 3 nước trong khối nhập khẩu cá ngừ Việt Nam nhiều nhất 6 tháng qua. Tuy nhiên, trong khi Bỉ và Hà Lan duy trì đà tăng trưởng khả quan trong khoảng 3 tháng trở lại đây thì thị trường Đức lại suy giảm mạnh (khoảng 1,8% so với cùng kỳ 2021).

Mặt hàng cá ngừ được EU ưa chuộng đang là thịt/loin cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp. Còn cá ngừ tươi, đông lạnh và cá ngừ chế biến khác thì tiếp tục giảm khối lượng xuất khẩu sang châu Âu.

Nhiều doanh nghiệp cho biết năm nay đà xuất khấu cá ngừ đi xuống thay vì đi lên như cùng kỳ nhiều năm trước là do giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến đánh bắt cá ngừ trong nước. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam theo mẫu của EVFTA còn nhiều bất cập khiến cho nhiều lô hàng XK sang khối thị trường này bị đình trệ.

Cộng hưởng nhiều yếu tố, dự báo xuất khẩu cá ngừ sang EU những tháng tới sẽ tiếp tục có màu buồn khi còn giảm tốc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất