, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 18/01/2022, 14:42

Xuất khẩu tôm Cà Mau chiếm 30% kim ngạch cả nước

TRỌNG LINH
(nongnghiep.vn)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2021 đạt trên 1 tỷ USD, thuộc tốp đầu cả nước, trong đó sản phẩm chủ lực là con tôm.
 Tỉnh Cà Mau hiện có trên 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm. Ảnh: Trọng Linh.
Tỉnh Cà Mau hiện có trên 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Sở Công thương Cà Mau cho biết: Xuất khẩu thủy sản của địa phương năm 2021 đạt trên 1,1 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Để có được kết quả trên, do các doanh đã duy trì được mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2021 rất thuận lợi. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm mạnh, nhưng bù lại thị trường Mỹ, Nhật, Hàn và đặc biệt là EU lại tăng mạnh, nhất là sau khi Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Minh Cường (xã Tắc Vân, TP. Cà Mau) chia sẻ: “Sau giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đồng loạt đẩy mạnh sản xuất nên thời điểm đầu xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu, nhưng đã sớm ổn định trở lại lại. 

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết: Do thời tiết thuận lợi nên tôm càng xanh của bà con nông dân phát triển tốt, nâng suất cao, trung bình đạt 3 tấn/ha.

Hiện giá bán dao động từ 90.000 - 110.000 đồng/kg, tùy theo kích cở tôm thu hoạch, giảm từ 10.000 - 20.000 đồng so với cùng kỳ do tác động của dịch Covid-19 giá tôm càng giảm khoảng 10% so với cùng kỳ nhưng năng suất tôm nuôi vẫn đạt cao.

Theo ông Phúc, vụ tôm càng xanh năm 2021, Thới Bình thả nuôi trên 14.000ha, sẽ thu hoạch dứt điểm từ nay đến tết Nguyên đán.

Mô hình tôm lúa phát triển mạnh tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.
Mô hình tôm lúa phát triển mạnh tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Gia đình anh Trịnh Thanh Toàn (xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) nhờ trúng mùa mà nguồn thu từ hơn 2ha đất canh tác, ước vẫn được khoảng 60 triệu đồng.

“Bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, người dân nuôi xen tôm càng trong mô hình lúa - tôm đã từng rất lo lắng về đầu ra. Đến nay, mặc dù giá tôm thấp nhưng thu hoạch bao nhiêu bán được bấy nhiêu, sản lượng cũng đạt khá nên bà con vẫn rất vui”, anh Toàn chia sẻ.

Tôm Cà Mau hiện đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 4 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.

Diện tích nuôi tôm của Cà Mau chiếm 45% khu vực ÐBSCL và 40% cả nước. Sản lượng tôm nuôi của Cà Mau cũng chiếm 29% khu vực ÐBSCL và 22% cả nước, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm đạt gần 1 tỷ USD, chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.

Hiện tôm Cà Mau đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận: ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Naturland, Seafood Watch... Ngoài ra, tỉnh Cà Mau hiện có trên 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với khu vực và thế giới. Công suất chế biến trên 250.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Hầu hết các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế (SA-8000, ISO 26000, ISO-9001, BRC, B.A.P...).

Giai đoạn 2015 - 2020, sản lượng chế biến hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh Cà Mau đạt 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,6 tỷ USD, Cà Mau tiếp tục là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu mặt hàng tôm và kinh tế biển phát triển mạnh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.

Được phát động vào năm 2013, dự án Con đường tơ lụa mới bao gồm khía cạnh nông nghiệp cho phép đẩy nhanh chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất