, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 09/05/2024, 14:39

Cargill và ASSIST chung tay giải quyết ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL

KIM NHÃ
Ngày 8/5, Tập đoàn Cargill và Tổ chức Asia Society for Social Improvement and Sustainable Transformation (ASSIST) đã công bố hợp tác và phát động dự án “Aqua Xanh” với mục đích góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước thông qua việc quảng bá, thúc đấy thực hiện các quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở khu vực ĐBSCL.
Đại diện Cargill (bên phải ảnh) và ASSIST (bên trái ảnh) ký kết hợp tác dự án “Aqua Xanh".

Trong thời gian hai năm triển khai, dự án thí điểm này đặt mục tiêu xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau, theo định hướng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu của tập đoàn Cargill trong việc tạo tác động tích cực đến nguồn nước xuyên suốt các quy trình vận hành, chuỗi cung ứng, cũng như tại các cộng đồng cư dân nơi tập đoàn có hiện diện.    

Dự án “Aqua Xanh” đặt mục tiêu quảng bá, thúc đẩy các quy trình, biện pháp sử dụng nguồn nước và xử lý chất thải bền vững trong ngành thuỷ sản tại khu vực ĐBSCL. Một trong những hạng mục của dự án là nâng cao năng lực cho người nông dân thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật về thực hành bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản (Aquaculture Stewardship Council – ASC).

Dự án cũng sẽ thiết lập một số trang trại thuỷ sản mẫu để tổ chức đào tạo và thực hiện tái chế, giảm thiểu rác thải, và giám sát ô nhiễm rác nhựa. Nỗ lực hợp tác giữa Cargill, ASSIST và Đại học Cần Thơ - đối tác kỹ thuật chính và giữ vai trò giám sát triển khai dự án, sẽ góp phần hạn chế nạn ô nhiễm nguồn nước và tạo dựng tương lai bền vững cho các cộng đồng trong khu vực ĐBSCL.

Ông Maxime Hilbert, Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Thủy sản, Cargill Việt Nam phát biểu: “Cargill vinh dự tham gia vào một dự án mang tính chuyển đổi, kết hợp giữa năng lực quản lý môi trường với lợi ích kinh tế. Bằng cách giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và củng cố năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng tôi nỗ lực góp phần thực hiện mục tiêu toàn cầu của Cargill về huấn luyện và hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ cho trên 10 triệu nông dân cho tới năm 2023. Thông qua việc đào tạo các tiêu chuẩn ASC và cải thiện khả năng tiếp cận nguyên vật liệu đầu vào bền vững, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào tiếp sức, tạo điều kiện cho người nông dân đạt được phát triển kinh tế dài hạn và bền vững”.

Ông Maxime Hilbert - Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Thủy sản, Cargill Việt Nam.

PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Trưởng khoa Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Cần Thơ cũng cho biết: “Là đối tác kỹ thuật chính trong dự án “Aqua Xanh”, Trường Đại học Cần Thơ mong muốn hợp tác và cam kết hỗ trợ chuyên môn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và quản lý môi trường nuôi, đáp ứng yêu cầu của dự án. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Cargill, ASSIST, và các cộng đồng tại địa phương, dự án này có tiềm năng thiết lập một mô hình mới cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở ĐBSCL.”

Được triển khai từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 7 năm 2026, dự án “Aqua Xanh” sẽ được thí điểm tại tỉnh Cà Mau trước khi mở rộng ra các khu vực khác. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, với tổng diện tích khoảng 280.000ha. Dự án này sẽ tập trung phục vụ các trang trại nuôi tôm và tạo ra tác động tích cực đến diện tích nuôi tôm trên toàn tỉnh.

Dự án “Aqua Xanh” đặt mục tiêu đào tạo hơn 300 người nuôi tôm theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của ASC về quản lý nguồn thức ăn, quản lý rác thải, và thực hành đa dạng sinh học. Mười người nuôi tôm xuất sắc sẽ được tiếp tục đào tạo để hỗ trợ kỹ thuật cho các nông dân khác trong giai đoạn sau. Ngoài ra, một hợp tác xã nuôi tôm cũng có cơ hội đạt được chứng nhận của ASC, và ba trang trại thí điểm đặt mục tiêu giảm 30% lượng nước thải và giảm 20% phát thải khí nitơ và phốt pho vào năm 2025.

Thêm vào đó, dự án cũng sẽ tiếp cận hơn 1.000 thành viên cộng đồng để nâng cao nhận thức về môi trường, góp phần đạt được mục tiêu góp phần tạo dựng ngành thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Bây giờ đi đâu cũng rầm rộ xây dựng Nông thôn mới, nhưng chẳng nghe trong báo cáo nào khoe “xã tôi thôn tôi có phong trào đọc sách”.
Được quan tâm





Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015. Đến nay, sản phẩm đã sẵn sàng thương mại hóa.

Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015. Đến nay, sản phẩm đã sẵn sàng thương mại hóa. Đây là loại nấm có giá trị kinh tế cao, giá bán khoảng 2,4 triệu đồng/kg
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất