, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 10/03/2024, 10:30

Chế tạo thành công máy nghiền vỏ dừa từ sắt vụn

Tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô, anh Nguyễn Tấn Kỷ ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có 17 năm xuất khẩu lao động xứ người. Sau khi về quê, anh đã sáng chế máy nghiền vỏ dừa tươi, không chỉ đem lại thu nhập mà còn giải quyết bài toán môi trường.
Anh Nguyễn Tấn Kỷ bên chiếc máy nghiền vỏ dừa của mình.

Nhận thấy dừa tươi sau khi lấy nước bị vứt vương vãi khắp nơi, ít người thu gom, anh Nguyễn Tấn Kỷ nảy ra ý định làm máy nghiền, biến phụ phẩm này thành phân bón hữu cơ. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào nghiên cứu, sử dụng sắt vụn sẵn có để hàn, cắt, lắp ráp.

Sau nhiều lần chỉnh sửa, anh đã cho ra thành phẩm với chi phí khoảng 50 triệu đồng. Nhìn bên ngoài, máy nghiền vỏ dừa giống một chiếc thùng tuốt lúa với các bộ phận như mô tơ điện, cửa tiếp nhận, trục quay, lưỡi cắt, cửa xả thành phẩm. Theo nguyên lý xoắn ốc của trục quay, xơ dừa sẽ được phóng ra ngoài thông qua lồng lưới để lọc mụn dừa còn sót lại.

Anh Nguyễn Tấn Kỷ cho biết máy hoạt động dựa trên nguyên lý máy tuốt lúa, mô tơ điện kéo trục quay có lưỡi dao cắt theo hình xoắn ốc, để đánh nát vỏ dừa, ép xuống lưới ra mụn dừa. Theo đường xoắn ốc thì xơ ra ngoài, một phần nhỏ mụn dừa theo xơ ra ngoài thì ra lồng lược để lược lại, lấy thêm phần mụn.

Thành quả sau khi nghiền vỏ dừa bằng máy.

Vỏ dừa tươi sau khi thu gom đem phơi khô khoảng 2 ngày là có thể đưa vào máy. Mụn dừa thành phẩm có giá 25.000 đồng một bao loại 25kg. Mụn dừa từ dừa tươi có nhiều chất dinh dưỡng hơn dừa khô vì đã lọc bỏ xơ. Với công suất 100 - 150 bao mỗi ngày, cần ba nhân công lao động, sau khi trừ chi phí anh Kỷ lãi khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Theo ông Lê Nghị Viện, Bí thư Xã đoàn Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, mô hình của anh Kỷ có sức lan tỏa rất lớn đến đoàn viên thanh niên cũng như bà con nông dân. Đây là mô hình được đánh giá rất cao và dự kiến sẽ được nhân rộng ở các ấp lân cận.

Mô hình của anh Kỷ được đánh giá cao và dự kiến sẽ được nhân rộng ở địa phương.

Chưa ưng ý với thiết kế hiện tại, anh Kỷ mong muốn cải thiện một số chi tiết để máy vận hành trơn tru hơn và ít tốn điện hơn. Ngoài ra, anh dự tính thuê mặt bằng ở đường lớn để thuận tiện vận chuyển vỏ dừa cũng như chào bán thành phẩm đến nhiều người.

Bằng tinh thần sáng tạo, trách nhiệm với môi trường, những việc làm của anh Kỷ như một luồng gió mới, tạo cảm hứng cho nhiều thanh niên trong vùng mạnh dạn sáng tạo, khởi nghiệp, xây dựng quê hương.

(Bài do Tạp chí điện tử Nông thôn Việt phối hợp cùng Truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Tags

Bình luận

Xem nhiều

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Nổi bật

Bây giờ đi đâu cũng rầm rộ xây dựng Nông thôn mới, nhưng chẳng nghe trong báo cáo nào khoe “xã tôi thôn tôi có phong trào đọc sách”.
Được quan tâm



Tại xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), chị Nguyễn Thị Quyên đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc tuần hoàn. Mô hình này mở ra cơ hội cho những người có ít đất sản xuất.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất