Các tế bào gà này sau đó được ngâm trong một dung dịch lỏng được gọi là “môi trường tăng trưởng” để khuyến khích các tế bào nhân lên. Ngày nay, huyết thanh từ bào thai bò được sử dụng làm môi trường tăng trưởng, nhưng các nhà sản xuất sản phẩm này cho biết họ hy vọng sẽ chuyển sang dùng một loại có nguồn gốc từ thực vật. Bên trong lò phản ứng sinh học, các tế bào phát triển cho đến khi chúng tạo ra thịt gà – không cần dùng gà sống.
“Một cuộc chạy đua không gian mới cho tương lai của thực phẩm đang được tiến hành”, Giám đốc Điều hành Viện Good Food Institute Bruce Friedrich cho biết trong một tuyên bố khi Singapore thông báo chấp thuận món gà Eat Just. “Thịt được nuôi cấy sẽ đánh dấu một bước tiến to lớn trong nỗ lực của chúng tôi nhằm tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo và bền vững, và Singapore đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi này.”
Thời gian cho thịt nuôi trong phòng thí nghiệm
Đưa thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm đến tay người tiêu dùng sẽ là một chiến thắng to lớn đối với khí hậu và động vật.
Những người ủng hộ tin rằng đây có thể là cách khả thi nhất để chấm dứt hoạt động chăn nuôi trong nhà máy và làm cho hệ thống sản xuất thực phẩm của chúng ta bền vững. Nhưng vẫn còn những rào cản đáng kể đối với việc tiếp cận rộng rãi thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Thứ nhất là những thách thức kỹ thuật trong việc đưa thịt nuôi trong phòng thí nghiệm lên bàn ăn vẫn còn lâu mới giải quyết được, mặc dù đã nỗ lực và đầu tư nhiều năm. Lấy thịt trong phòng thí nghiệm để bắt chước kết cấu và cấu trúc của cơ trên động vật là rất khó. Chưa ai tìm ra cách bắt chước, chẳng hạn như một miếng bít tết - do đó, việc tập trung quay sang các sản phẩm như miếng thịt gà, nơi cấu trúc ít quan trọng hơn nhiều.
Chưa hết, các dự án hiện tại, như Eat Just's ở Singapore, có quy mô nhỏ, dẫn tới số lượng thịt kiểu này xuất ra thị trường không thể quá nhiều. Trong khi đó, ngành công nghiệp thịt giết mổ hàng chục tỷ động vật hằng năm. Phù hợp với điều đó sẽ là một thách thức.
“Với những con số mà chúng tôi có ngày hôm nay”, Ricardo San Martin của UC Berkeley, người nghiên cứu các lựa chọn thay thế thịt, nói vào năm ngoái, “chúng tôi không thấy làm thế nào [thịt nuôi trong phòng thí nghiệm] có thể mở rộng quy mô và cung cấp sản phẩm sớm với giá cạnh tranh".
"Bên cạnh tất cả các rào cản công nghệ, việc mở rộng quy mô có thể rất phức tạp. Cho đến nay, tôi chưa thấy một hoạt động quy mô trung bình nào nuôi cấy những loại tế bào này cho mục đích này. Nó rất khó, và với những gì chúng ta biết ngày nay, có lẽ đó không phải là cách tiếp cận đúng đắn”, Ricardo nói thêm.
Thách thức tiếp theo là chi phí. Thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đắt hơn nhiều so với nuôi trong nhà máy. Khi các sản phẩm dựa trên tế bào phát triển, họ sẽ khám phá ra các khoản tiết kiệm chi phí mới và hưởng lợi từ quy mô kinh tế.
Mặc dù vậy, chăn nuôi tại nhà máy cũng được hưởng lợi từ khả năng mở rộng và khám phá hiệu quả chi phí mới, và qua hơn nửa thế kỷ tối ưu hóa, nó đã thành công trong việc phổ biến gà nuôi tại nhà máy với giá cực rẻ.
Lewis Bollard, người nghiên cứu động vật tại Dự án Open Philanthropy Project, nói vào tháng 8/2020: “Các dạng thịt gà rẻ được chế biến sẵn có giá cực kỳ rẻ, so với tiêu chuẩn lịch sử và so với các sản phẩm thực phẩm khác trên thị trường".
“Ngành công nghiệp chăn nuôi gà đã cố gắng cắt giảm tất cả các chi phí của họ, họ không trả các hóa đơn môi trường, họ không trả tiền cho rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng mà họ gây ra. Họ đã cố gắng tạo ra một sản phẩm chỉ rẻ một cách nhân tạo và khó có thể cạnh tranh được”, Bollard phân tích.
Nhưng bất chấp nhiều thách thức phía trước, sự ra mắt của nhà hàng ở Singapore xứng đáng là một nguyên nhân để ăn mừng.
Hệ thống lương thực của thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, từ giá cả cho đến biến đổi khí hậu, đến giảm thiểu nguy cơ canh tác trong nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tiến bộ về thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đang tiến tới giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải.