, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 09/04/2022, 10:10

Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

THÙY DUNG
Chiều 08/04, tại TP.HCM đã diễn ra Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2022 (Vietnam Connect Forum 2022) với chủ đề "Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Ngoại giao và Thời báo kinh tế Việt Nam/VnEconomy/Vietnam Economic Times đồng tổ chức.
Cái đại biểu tham gia thảo luận.

Theo ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc, các quốc gia đều có nhu cầu tìm kiếm các mô hình quản trị phù hợp với bối cảnh mới, các mô hình đề cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo để vượt qua khủng hoảng cũng như đặt nền móng cho việc xây dựng đất nước - xã hội an toàn, phồn vinh và bền vững hơn. Tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trở thành yêu cầu bắt buộc đối với cả khu vực công và tư nhân.

Các mục tiêu phát triển đang được điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh hơn các thành tố của phát triển bền vững, nhấn mạnh về chất thay về chỉ chú trọng đến lượng. Từ kinh nghiệm quốc tế, “tăng trưởng xanh” và “phát triển bền vững” trở thành những thành tố quan trọng trong hoạch định chiến lược của các chính phủ, địa phương và doanh nghiệp.

Quan điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới là “phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu”. Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ ban hành ngày 30/01/2022 cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”.

Nhấn mạnh phương châm “phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”, “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Thứ trưởng cho biết Bộ Ngoại giao đã và đang cùng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh phát huy các hình thức ngoại giao mới phục vụ phát triển như ngoại giao y tế, ngoại giao môi trường, ngoại giao khí hậu, ngoại giao công nghệ…

Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu tại Diễn đàn.

"Tiếp tục tinh thần đón đầu và vượt lên trên những con sóng lớn của thời cuộc, chúng tôi xác định việc nghiên cứu, tham mưu chính sách cho Chính phủ, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong chỉ đạo, điều hành và triển khai chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình phát triển trong nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngoại giao, hiện nay và những năm tới", ông Hà Kim Ngọc cho biết.

Phát biểu tại diễn đàn, TS Tạ Đình Thi, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng để tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tới, Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, mà phải huy động mạnh mẽ, hội tụ được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển, cũng như nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình “tăng trưởng xanh”.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD. Ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 30% nguồn lực và cần sự tham gia, góp sức chủ yếu từ khu vực tư nhân, mà chính là cộng đồng doanh nghiệp FDI, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam. "Một lần nữa, chúng ta thấy rõ vai trò và sứ mệnh của khu vực tư nhân trong công cuộc kiến tạo và hình thành những giá trị phát triển", TS Tạ Đình Thi nói.

Theo TS Tạ Đình Thi, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia kinh tế, xã hội, cộng đồng khoa học, công nghệ và doanh nghiệp cần cùng nhau tìm cách tiếp cận mới hơn, phương thức thực thi hiệu quả hơn để giải bài toán kinh tế xanh.

"Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp chính là những thành tố cốt yếu thúc đẩy và đảm bảo môi trường xanh, kinh tế xanh và xã hội xanh hướng tới phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm", TS Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam nhận định khoa học, công nghệ nói chung và công nghệ 4.0 hiện nay sẽ là đòn bẩy hiệu quả cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam và thế giới. Công nghệ số, chuyển đổi số sẽ giúp cho các nền kinh tế, các địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động và quản trị hệ thống, từ đó tiết giảm đáng kể sự lãng phí các nguồn lực, cũng như tác động xấu tới môi trường tự nhiên.

"Đây là thời điểm hội tụ các yếu tố cần thiết và cấp thiết để Việt Nam cũng như các địa phương và doanh nghiệp bứt phá trong tư duy, mạnh mẽ trong hành động, thúc đẩy chuyển đổi xanh, hướng tới đạt được các giá trị bền vững. Dựa trên chính nhu cầu, lợi ích của nền kinh tế, của địa phương và doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đầu tư chuyển đổi xanh. Với những tư duy phát triển như vậy, các ngành kinh tế, các địa phương và doanh nghiệp sẽ đạt được những giá trị ý nghĩa và góp phần thúc đẩy thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam", TS Phan Xuân Dũng nói.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.


Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.
Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất