, //, :: GTM+7

Tri Tôn: "Quá đã" với lễ hội té nước

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp Tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13 - 16/4.

Các nhà sư thực hiện nghi thức tắm Phật, sau nghi thức này là lễ hội té nước.

Té nước là một sinh hoạt lễ hội, còn gọi là Lơn-săk. Nghi thức này được thực hiện sau nghi thức tắm tượng Phật và tắm các nhà sư. Các chùa hay phum, sóc có người dân Khmer sinh sống sẽ trở thành điểm tổ chức té nước.

 Mọi cung đường đều trở thành sân chơi.
 Và mọi người, mọi phương tiện trở thành… bạn chơi.
 Một vòi nước thôi chưa đủ…
Người lái xe qua các cung đường này đều… được hiểu là người đang đi chơi té nước.
Sau khi "tắm" với nước thì tiếp tục được phủ bột.
Hạnh phúc "tắm" trong mưa bột.
Cảnh tượng khó “đụng hàng” với ngày Tết cổ truyền của các dân tộc khác.

Trên khắp các cung đường, xe ba bánh chất đầy người, cùng nhiều phương tiện khác hòa vào lễ hội của nước. Người tham gia lễ hội là đa số là các bạn trẻ người địa phương và cả khách du lịch. Họ đã đến đây từ ngày 15/4, đổ về hai ngôi chùa trên để chào đón và hòa cùng không khí tưng bừng của lễ hội chỉ diễn ra một lần mỗi năm. 

 Lúc đi hết mình…
 Đến rồi… hú hồn
 Không lấm lem đời không nể.

Không khí thực sự náo nhiệt với các hoạt động ném bột, xịt nước, nhảy theo điệu nhạc truyền thống. Tất cả mọi người, bất kể ai, đều trở thành “nạn nhân” lẫn “thủ phạm” gây ra cảnh ướt át, lem luốc. Và đổi lại là niềm vui khó tả.

Người chơi kiểu mẫu: phải tắm bột cho bất kỳ ai bạn thấy.
Lấm lem nhưng… tự hào.
Lấm nhiều vui nhiều, việc dội nước cho mọi người cùng ướt đẫm trong lễ hội té nước được xem là một lời chúc may mắn mà người Khmer gửi đến nhau trong ngày đầu năm.

Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người Khmer sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức dội nước lên người nhau và cũng muốn được người khác tạt nước cho mình. Điều này xuất phát từ quan niệm càng ướt càng nhiều may mắn trong năm mới cùng tâm trạng tươi vui trong ngày tết cổ truyền. 

Bên ngoài không gian lễ hội, những ngày này, Tri Tôn vẫn bày ra những khung cảnh yên bình của một vùng đất giàu huyền thoại.

Khung cảnh yên bình ở chùa Tưk Phos.
Tết Khmer về trên lối đi ở chùa Tưk Phos.
Một góc chùa Phnom Pi những ngày này.

ĐẶNG TUẤN ANH
|
16/04/2024
Tags

Bình luận

Thời sự


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất