, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 11/05/2022, 12:47

SEA Games 31: Sự khổ luyện phía sau những tấm huy chương

HOÀI VIỆT
(laodong.vn)
Những tấm huy chương đã đến với thể thao Việt Nam ở nhảy cầu và kurash tại SEA Games 31. Trước ống kính của máy quay, hình ảnh của các tuyển thủ đều được xuất hiện long lanh và đầy niềm vui dù thực tế phía sau sân đấu, môn nào cũng có nỗi niềm riêng.
Nhảy cầu mang về những tấm huy chương đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. Ảnh: Hải Nguyễn

Nỗi niềm kurash 

Nhà thi đấu Hoài Đức không còn một chỗ trống khi khán giả cổ vũ nhiệt thành cho các tuyển thủ kurash Việt Nam chiến đấu dưới sân rồi giành huy chương tại SEA Games 31. Tuyển thủ kurash chính là những người giành huy chương trong nhóm võ thuật đầu tiên của Đoàn Thể thao Việt Nam lần này. Gạt mồ hôi và chiếc áo ướt đẫm vì nhiệt độ nóng của thời tiết, võ sĩ Trần Thương chia sẻ: “Tôi mừng vì mình có kết quả huy chương năm nay. Thật xúc động khi giành được kết quả như kỳ vọng trên SEA Games 31 tại Việt Nam. Lần đầu thi đấu SEA Games ngay tại sân nhà tôi rất hồi hộp”.

Bỏ qua điều ấy, ít ai biết, thể thao Bạc Liêu, quê hương của Trần Thương không có nhiều tuyển thủ vào đội tuyển quốc gia tại SEA Games 31 bởi đơn giản quân số không nhiều và con người nổi bật cũng hiếm. Gần nhất, Bạc Liêu có Dương Thị Việt Anh là cựu tuyển thủ nhảy cao đội tuyển điền kinh Việt Nam từng đạt kết quả cao nhất ở SEA Games. Bây giờ, người được chú ý hơn là Trần Thương. Từng trò chuyện nhiều lần, ông Trần Anh Tú (Phó Giám đốc Trung tâm huấn luyện và đào tạo thể thao Bạc Liêu) không ít lần chạnh lòng rằng việc tìm kiếm quân khi tuyển chọn năng khiếu giờ rất khó. Đặc thù, với môn võ lại càng khó vì rất ít cha mẹ muốn cho con theo nghiệp này. Ông Tú bảo, Thương vốn là dân judo nhưng khi chuyển sang kurash đã bắt kịp và trở thành nhà vô địch SEA Games đầy tự hào.

Tấm huy chương đầu tiên của nhảy cầu

Tấm Huy chương Đồng của Ngô Phương Mai tại ngày đầu tiên môn nhảy cầu (8.5) rồi sau đó là Huy chương Bạc trong ngày kế tiếp (9.5) ghi nhận nỗ lực ở cá nhân tuyển thủ nhưng để nói về công sức giành được thành tích đó thì người trong chuyên môn nhảy cầu cùng chung nhìn nhận: sự khổ luyện.

Người hâm mộ có lẽ chỉ biết môn nhảy cầu khi có chương trình thi đấu SEA Games 31 còn ít ai từng một lần trực tiếp tới hồ bơi xem vận động viên thi đấu giải vô địch quốc gia. Hiện tại, chỉ có bốn địa phương Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng có đầu tư đào tạo huấn luyện nhảy cầu và hiện còn tuyển quân cho môn này. Với số lượng ít ỏi vậy, giải vô địch quốc gia hằng năm chỉ khoảng 30 đến 35 vận động viên đăng ký thi đấu.

Trước đây, thể thao thành phố Hồ Chí Minh còn đầu tư nhảy cầu nhưng bây giờ đã thôi nên số đơn vị mặn mà cho môn đấu này đã ít nay lại càng ít. Từng mục sở thị các buổi tập của đội nhảy cầu do đơn vị thể thao Hà Nội đào tạo, huấn luyện tại khu thể thao dưới nước thuộc Trung tâm đào tạo huấn luyện Thể dục - Thể thao Hà Nội, chúng tôi mới cảm nhận cái khắc nghiệt của môn đấu này. Như môn thế dục dụng cụ, vận động viên được tuyển năng khiếu cho môn nhảy cầu phải chọn từ tấm bé khoảng 6, 7 tuổi để tập làm quen cơ bản khởi động ban đầu cho tới việc làm quen cùng nước rồi khi lớn hơn một chút mới bắt đầu quen cùng cầu nhảy.

“Mọi người cứ nhìn thực tế các cháu nhỏ tập như vậy, bố mẹ gửi con đi tập không khỏi xót xa nhưng đã đưa con vào thể thao thì ai cũng mong con mình rồi sau trưởng thành”, trọng tài Nguyễn Ngọc Anh của Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cho biết. Nhảy cầu khó ở chỗ, ngay từ nhỏ, các cháu đã phải được làm quen dần để vượt qua nỗi sợ độ cao bởi đây là điều khó nhất. Không dễ để chiến thắng nỗi sợ này vì đứng trên cầu nhảy hơn mặt nước 1m, 3m và cả 10m thì phải là người có tinh thần thép.

Việc khởi đầu làm quen với kỹ thuật của nhảy cầu là từ trên cạn. Vì vậy, những hình ảnh vận động viên được buộc người trên dây rồi thực hiện động tác lộn nhảy theo các thầy, cô là điều diễn ra rất bình thường ở các tuyển thủ nhảy cầu từ những ngày đầu tiên. Đến khi làm quen với nước, một buổi tập ít nhất phải kéo dài bốn tiếng đồng hồ nên chuyện chân tay bợt bạt vì ngâm nước lâu rất dễ bắt gặp.

“Từ tấm huy chương của vận động viên tại SEA Games 31 hay những kỳ trước, chúng tôi có thêm đồng lực về đào tạo gửi đến bậc phụ huy đã cho em mình theo thể thao nhảy cầu. Môn này khó nên để thuyết phục gia đình các cháu khi đi tuyển quân năng khiếu là không dễ dàng”. 

Khi Phương Mai đoạt Huy chương Đồng đầu tiên ở SEA Games 31, cô đã gửi lời cảm ơn và xin tặng thành tích cho người thầy của mình bởi họ như cha, mẹ thứ 2 với các tuyển thủ nhảy cầu khi đã hướng dẫn tập luyện từ tấm bé.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất