, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 11/06/2021, 12:41

Ghi ở đại công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé

MẠNH TIẾN

Cần Thơ, một buổi sáng tháng 5 năm 2021 trời trong xanh ánh nẵng vàng rực rỡ. Đúng giờ hẹn, chiếc xe ô tô của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Ban 10), thuộc Bộ NN&PTNT đến đón chúng tôi đi thăm đại công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đang được xây dựng ở huyện An Biên và huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.

Phối Cảnh công trình thủy lợi Cái Lớn
Phối cảnh công trình thủy lợi Cái Lớn
Tháng 10/2019, Đại công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn1) được khởi công xây dựng tại huyện An Biên và huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang với tổng mức đầu tư trên 3.300 tỉ đồng, do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 thuộc Bộ NN&PTNT là chủ đầu tư.
Sau khi hoàn thành, công trình này sẽ đảm nhận chức năng kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi rộng 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản là 346.241ha thuộc các tỉnh Tiền Giang, An Giang và Bạc liêu. Đồng thời kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, nước biển dâng; phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp; giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô. Mặt khác, góp phần cấp nước ngọt cho vùng sản xuất mặn - ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít; tiêu thoát trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và  kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực…

Trên suốt dọc đường đi trước mắt chúng tôi là những cánh đồng trải màu xanh bát ngát của cây trái,lúa và nếu như không có những chiếc cầu bắc qua kênh rạch thì tôi có cảm giác như xe đang chạy trên thảm lúa mênh mông.

Tôi thoáng nghĩ công trình đại thủy nông Cái Lớn – Cái Bé đang được dựng xây sé góp phần  sản xuất ổn định bền vững cho những mùa vàng ấm no. Đang theo đuổi cảm nghĩ về miền quê này thì anh bạn đồng nghiệp Ngọc Thắng là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam khu vực đồng bằng sông Cửu Long là người gắn bó và viết nhiều tin bài về công trình này nói với tôi: Công trình thủy lợi Cái Lớn -  Cái Bé là công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Việc xây dựng công trình thủy lợi này được cán bộ và nhân dân Kiên Gang rất phấn khởi và ủng hộ nên công tác giải phóng mặt bằng để thi công diễn ra rất nhanh và thuận lợi.

Câu nói của Thắng làm cho tôi nhớ lại, chiều qua khi làm việc với chúng tôi, anh Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 đã không giấu được niềm vui khi lợi ích ban đầu mà công trình Cái Lớn – Cái Bé đã đem lại: Đầu năm nay trước yêu cầu chống hạn măn được sự đồng ý của Bộ NN&PTNT, chúng tôi đã sớm (trước một mùa khô theo kế hoách đã đề ra) đưa cống Cái Bé vào vận hành sử dụng phụ vụ kip thời chống hạn mặn nên đã  kiểm soát được trên 20.000ha đất nông nghiệp ở các huyện ven sông Cái Lớn, Cái Bé của tỉnh Kiên Giang. Việc làm này cũng đã giúp địa phương tiết kiệm được chi phí đắp hơn 150 đập tạm và góp phần giảm thiểu tác động môi trường do việc đắp đập tạm gây ra, vì vậy mà được lãnh đạo và con nông dân địa phương rất vui mừng phấn khởi.

Công trình thủy lợi Cái Lớn
Công trình thủy lợi Cái Lớn.

Vượt qua hơn 100km từ Cần Thơ đi đến công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và bây giờ đây, trước mắt chúng tôi, dưới ánh nắng như đổ lửa là cả một công trình hùng vĩ bắc qua con sông Cái Lớn thấp thoáng những người công nhân đang đang hăng say làm việc.

Anh Nguyễn Hồng Hưng - Phó trưởng Ban Điều hành Dự án công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé có dáng người cao gọn và nếu màu da của anh không bị sạm nắng bởi ngày đêm bám sát công trình thì nhìn anh rất thư sinh vui vẻ tiếp chúng tôi như người thân mới về.

Sau vài phút tay bắt mặt mừng, chúng tôi theo anh Hưng ngồi trên chiếc ghe máy chạy một vòng công trình cống Cái Lớn và được nghe anh giới thiệu: Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé gốm hai hợp phần quan trọng nhất đó là: Cống Cái Lớn được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, rộng 470 mét với 11 khoang cống 40 mét và 2 âu thuyền rộng 15 mét, chiều dài âu 130 mét, đi theo 2 chiều ngược nhau. Cống Cái Bé xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, rộng 85 mét với 2 khoang 35 mét và âu thuyền rộng 15 mét.

Hai công trinh Cái Lớn, Cái Bé này được nối với nhau bằng một tuyến đê dài trên 5,8  km  có bề mặt đê rộng 9 mét và  nối với Quốc lộ 61. Trên tuyến đê có 3 cầu và 8 cống ngầm và các hạng mục phụ trợ có cầu giao thông trên cống, hệ thống cung cấp điện, thiết bị quan trắc, kè bảo vệ công trình và bờ sông.

Anh Hưng cũng không giấu được niềm vui báo tin cho chúng tôi biết việc tiến hành lắp đặt thành công cửa van đầu tiên công trình cống Cái Lớn được xem là hợp phần quan trọng của đại công trình cống thủy lợi này. Bởi vì cửa van vừa lắp đặt có khẩu độ 40 m x 9 m, nặng lên đến 203 tấn. Tổng cộng cống Cái Lớn gồm có 11 cửa van; trong đó có 8 cửa van có khẩu độ  40 m x 9 m, nặng 203 tấn; 2 cửa van khẩu độ 40 m x7,5 m, nặng 188 tấn; 1 cửa van khẩu độ 40 m x 6,0 m, nặng 155 tấn. Chính vì kích thước khổng lồ của các cửa van nên khâu lắp đặt rất khó khăn, phức tạp khi thực hiện giữa sông, chịu áp lực lớn của dòng chảy và gió thổi.

Việc cố định thiết bị, cẩu cửa, di chuyển cửa vào khoang cống đã mất 2 - 3 ngày mới hoàn thành để có thể lắp đặt chính thức. Với quyết tâm cao của tất cả các bộ phận trên công trường, nhất là sự lao động sáng tạo khoa học, chăm chỉ cần cù chịu khó của những người thợ thuộc Công ty Cổ phần Lilama 10 đã làm việc liên tục 3 ca, việc lắp đặt cống van đầu tiên đã đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

“Sau khi lắp đặt thành công cửa van đầu tiên của sông Cái Lớn, chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích để tiến hành lắp đặt các cửa van sau. Đến nay chúng tôi đã lắp đặt được 5/11 cửa van của sông Cái Lớn, dự kiến đến khoảng 20/6, chúng tôi sẽ lắp đặt xong toàn bộ các cửa van của công trình này” - anh Hưng chia sẻ.

Một của van ỏ ccong trình thủy lợi Cái Lớn
Một cửa van ở công trình thủy lợi Cái Lớn.

Theo anh Hưng, chúng tôi đến thăm công trình Cái Bé. Đi trên con đê được thảm bằng nhựa đường đẹn bóng nối liền giữa hai công trình Cái Lớn và Cái bé dịu êm, đứng trên cống cửa van sông Cái Bé mới thấy công trình thật hùng vĩ. Từng ngọn gió mơn man thổi từ lòng sông lên mát rượi, dưới chân công trình là nhà điều hành khang trang sạch đẹp, hai bên là những công viên đâng được dựng xây tạo ra cảnh sắc thật hữu tình.

Tôi hỏi một bác nông dân ở đây về cảm nhận khi Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé thì dường như không phải suy nghĩ, bác nói luôn: Từ khi công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được xây dựng thì giá đất ở đây tăng gấp 3 - 4 lần, giao thông thuận lợi nên giá nông sản trong vùng cũng tăng theo giúp cho người dân có thu nhập cao hơn, đời sống được nâng lên.

Tâm sự của bác nông dân quả đúng như vậy, việc giải tỏa đền bù diễn ra thuận lợi là điều minh chứng cho lòng dân ở đây đối với công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Tôi đưa mắt nhìn những người công nhân đang mải mê làm những phần việc cuối cùng để cuối tháng 6 này công trình thủy lợi Cái Bé sẽ hoàn thành mà trong lòng thấy tràn ngập niềm vui và xúc động.

hạ lưu sông Cái Lớn
Hạ lưu sông Cái Lớn

Hoàng hôn đã buông xuống, tỏa một tỏa màu vàng óng trên dòng sông Cái Lớn, những người thợ vẫn đang làm việc hăng say khẩn trương cần mẫn và cả đội ngũ cán bộ chỉ huy công trường, giám sát thi công dày dạn kinh nghiệm cũng đang đổ mồ hôi công sức ở đây. Tôi thầm nghĩ một ngày không xa nữa - cuối năm 2021 này - khi công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hoàn thành và cùng với công trình thủy lợi Xẻo Rô sẽ giúp kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái của một vùng rộng lớn hàng trăm ngàn ha của tỉnh Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và kể cả khi biến đổi khí hậu.

Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé sẽ là dấu son đậm nét, một kỳ tích mới cho những người làm thủy lợi nước ta là đã thiết kế, thi công và quản lý công trình thủy lợi có quy mô, khẩu độ thông nước lớn được xây dựng trên một dòng sông có địa chất phức tạp.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất