, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 07/08/2022, 07:30

Nuôi ong không chỉ lấy mật, ong còn giúp nông dân gieo hạt bón phân

KHÁNH NGUYÊN
Đến mùa thu hoạch mùa màng tại Mỹ, ước tính sản lượng mật ong đạt 20 tỉ USD. Nhưng con số ấy chưa nói hết vai trò của loài côn trùng này với đời sống nông nghiệp. Khi mà con ong đã được thương mại hóa để gieo hạt và bón phân, nhằm giảm tác hại của các loại máy móc và phân hóa học lên môi trường.
Nhiều nông dân Mỹ đang ứng dụng Bee Vectoring trên cánh đồng dâu tây của họ. Ảnh BVT

Nhiều dấu tích còn để lại thì người nông dân đã sử dụng ong để thụ phấn cho các loại cây trồng như quả việt quất và dâu tây trong suốt 9.000 năm. Về sau, khi nhiều máy móc thiết bị lên ngôi, loài ong không còn được sử dụng với mục đích này nữa. Tuy nhiên, nhiều công ty đã bắt đầu nghiên cứu và thương mại hóa con ong để gieo hạt và bón phân (Bee Vectoring), bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh một cách tự nhiên.

Tại hội nghị trực tuyến Agri-TechE với chủ đề “Feel the Buzz” diễn ra tại Vương quốc Anh cuối tháng 4 vừa qua, hệ thống bón phân thuốc giúp cây trồng chống lại các bệnh về nấm như bệnh mốc xám bằng những con ong đã được giới thiệu cho các khách mời từ nhiều nước trên thế giới. Bệnh mốc xám do nấm Botrytis gây ra luôn là nỗi ám ảnh của người nông dân trồng rau và trái cây trên toàn cầu khi nó làm giảm năng suất rất lớn. Botrytis xâm nhập thông qua hoa hay các vết trên cây lá, khi đạt độ ẩm cần thiết hoặc cây bị suy yếu, chúng sẽ lây lan nhanh rồi làm chết cây. Các loại cây có mật độ trồng càng dày thì càng nhanh “đầu hàng”. 

Phun thuốc trị bệnh này tốn kém mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Và con ong giờ lại là giải pháp tối ưu. Ứng dụng phương pháp Bee Vectoring sẽ chỉ cần khoảng một muỗng cà phê chất diệt nấm sinh học CR-7 cho 0,4 ha diện tích đã có thể giúp cây phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Mô hình bên trong một tổ ong do BVT thiết kế đặc biệt để bột thuốc bám đều trên chân của ong trước khi chúng bay đến các bông hoa. Ảnh BVT

Cơ chế của phương pháp này khá đơn giản. Tổ ong sẽ được thiết kế một cách khoa học giúp ong nhặt một lượng bột thuốc vừa đủ để phòng trừ sâu bệnh trên chân, rồi phát tán lên cây trồng khi chúng di chuyển và hút mật hoa trên cánh đồng. Trung bình mỗi con ong có thể tiếp cận 10 bông hoa trên cánh đồng trong 1 phút nên hiệu suất trải cho cả cánh đồng rất cao. Điểm hay là người nông dân có thể thay đổi loại thuốc hay hạt giống để ong phân phối đi sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. Và danh sách các loại sản phẩm đi kèm đàn ong của BVT đang được mở rộng dần, hầu hết là các loại thuốc diệt nấm sinh học.

Ông Ashish Malik, Giám đốc điều hành (CEO) của Bee Vectoring Technology (BVT), công ty thương mại hóa phương thức dùng ong gieo hạt, bón phân cho cây trồng, cho biết: "Bee Vectoring là một hệ thống hoàn toàn tự nhiên giúp người nông dân thu hoạch được những quả tươi ngon mọng nước với năng suất cao và giữ độ tươi lâu, trong khi không hề dùng đến hóa chất. Ứng dụng con ong phân phối thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ lên cây trồng hầu như không sử dụng nước và các máy móc hạng nặng, vì vậy cũng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.”

Nhân viên của BVT đang triển khai Bee Vectoring trên một cánh đồng tại Mỹ. Ảnh BVT

BVT sử dụng cả ong mật và ong nghệ. Ong mật sẽ tối ưu cho các cánh đồng bình thường, còn ong nghệ phù hợp hơn cho các vườn cây trồng trong nhà. Ong nghệ có thể mang nhiều bột thuốc hơn, hoạt động ở nhiệt độ lạnh hơn, không cần nhiều công chăm sóc và tổ cũng tồn tại lâu hơn (6-10 tuần, vòng đời tự nhiên của chúng).

Trước khi giới thiệu ở Anh, BVT đã thử nghiệm và thương mại hóa ở rất nhiều cánh đồng tại Mỹ như việt quất và dâu tây ở Georgia và Florida vào năm 2020, cây việt quất ở Michigan và New Jersey vào năm 2021, cây mía ở Washington và Oregon, quả nam việt quất ở New Jersey, Massachusetts, Washington và Wisconsin, hoa hướng dương ở Minnesota, North Dakota và Idaho. Tổng diện tích trồng các loại quả này tại Mỹ là hơn 109.000 ha, chưa kể diện tích trồng hoa hướng dương và mía. 

Những tổ ong theo phương pháp Bee Vectoring trên cánh đồng hướng dương. Ảnh BVT

BVT gần đây đã thông báo rằng sau một năm thử nghiệm, việc áp dụng CR-7 trên cây đậu nành giúp tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu dịch bệnh đáng kể. Những kết quả này mở ra cơ hội cho BVT hợp tác với các ông lớn ngành nông nghiệp trong lĩnh vực canh tác đậu nành, bởi diện tích trồng đậu nành trên toàn thế giới là gần 130 triệu ha. Và danh sách cây trồng có thể áp dụng Bee Vectoring có lẽ sẽ còn dài ra thêm.

Nhiều nông dân trồng dâu tây ở Florida cho biết dâu tây của họ không thể cạnh tranh với dâu tây nhập khẩu và phải nộp đơn phá sản. Khi được thử nghiệm Bee Vectoring, những nông trại này đã tách riêng một phần diện tích nhỏ trong cánh đồng lớn của họ để so sánh hiệu quả so với cách làm cũ. Không tốn phân bón hóa học, giảm công lao động, giảm lượng nước sử dụng, và năng suất tăng trong các thử nghiệm thực tiễn trên đồng ruộng đã giúp Bee Vectoring được quan tâm ở nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Mexico, Canada, EU, Peru, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Israel.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất