, //, :: GTM+7

Cây gai xanh - hướng đi mới ở vùng cao Sơn La

NGUYỄN CƯỜNG
(TTXVN)
Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nhiều loại cây trồng mới đã xuất hiện trên đồng đất vùng cao tỉnh Sơn La bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, gai xanh là một trong những cây trồng đang được nhân rộng tại nhiều địa phương ở Sơn La, kỳ vọng về hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân.

Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nhiều loại cây trồng mới đã xuất hiện trên đồng đất vùng cao tỉnh Sơn La bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, gai xanh là một trong những cây trồng đang được nhân rộng tại nhiều địa phương ở Sơn La, kỳ vọng về hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân.

Cay gai xanh - huong di moi o vung cao Son La hinh anh 1
Người dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La phơi vỏ cây gai xanh sau khi tuốt.

Kéo máy ra tận đồng để tuốt vỏ gai xanh là công việc được ông Cầm Ngọc Sung ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên thực hiện từ khi gia đình chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây này. Tất cả các quy trình từ thu hoạch đến tuốt vỏ cây gai xanh đều được ông thực hiện ngay trên thửa ruộng của gia đình. Ông cũng là thành viên của Hợp tác xã Tâm Tín.

Ông Cầm Ngọc Sung chia sẻ, gia đình ông trồng cây gai xanh từ tháng 6/2018 đến nay đã được hơn 4 năm. Gia đình ông thu hoạch từ cây gai xanh năm đầu tiên được 2 vụ do thời tiết rét đậm, rét hại; những năm tiếp theo được 8 đến 9 vụ. Còn từ đầu năm nay 2022 đến nay, gia đình ông mới vụ hoạch 2 vụ. So với trồng lúa, cây gai xanh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 70 triệu đồng.

Cay gai xanh - huong di moi o vung cao Son La hinh anh 2
Một hộ nông dân ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, tuốt vỏ cây gai xanh bằng máy tại ruộng.

Anh Cầm Hoài Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Tâm Tín - một trong những đơn vị đầu tiên ở huyện Phù Yên trồng thử nghiệm cây gai xanh cho biết, cây gai xanh được Hợp tác xã trồng khảo nghiệm ở huyện Phù Yên từ năm 2019 với diện tích ban đầu 8ha; đến năm 2020 phát triển thêm 30ha và đến nay có trên 50ha.

Cũng theo anh Cầm Hoài Thanh, cây gai xanh trồng tại Phù Yên rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và là cây trồng chi phí đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch ngắn ngày; đặc biệt trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm và một năm cho thu hoạch nhiều vụ. Hiện tại kinh tế cây gai xanh mang lại trên 100 triệu/ha, trừ chi phí thu lãi khoảng 70 triệu.

Từ năm 2018, huyện Phù Yên đã liên kết với Công ty cổ phần An Phước (Tập đoàn An Phước) trồng khảo nghiệm cây gai xanh với diện tích 30ha và đến nay đã phát triển trên 150ha. Những diện tích trồng đầu tiên đã cho thu hoạch 3 vụ, năng suất trung bình đạt từ 300 đến 400 kg vỏ cây khô/ha, thu nhập đạt khoảng 140 triệu đồng/ha/vụ.

Cay gai xanh - huong di moi o vung cao Son La hinh anh 3
Cây gai xanh được trồng ở xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Gai xanh giống AP1 trồng ở Sơn La chủ yếu trồng lấy vỏ để sản xuất thành nguyên liệu sợi phục vụ ngành công nghiệp dệt may. Cây gai xanh dễ chăm sóc, trồng một lần, nhưng thời gian khai thác nhiều năm. Đặc biệt, việc phát triển cây gai xanh không chỉ góp phần đa dạng giống cây trồng, mà còn góp phần nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp bền vững.

Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên thông tin, cây gai xanh trồng khảo nghiệm ở địa phương từ năm 2018. Qua 1 năm cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đến năm 2019, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chuỗi liên kết vùng nguyên liệu cây gai xanh. Qua đánh giá của Công ty cổ phần An Phước, cây gai xanh cho tỷ lệ sợi cao và đặc biệt phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở các xã vùng cao. Vì vậy, huyện đang định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; trong đó, có cây gai xanh.

Cũng như ở Phù Yên, với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2016, huyện Vân Hồ đã triển khai trồng thử nghiệm và sản xuất cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn. Qua đánh giá cho thấy, chất lượng gai xanh có độ bền và độ dai của sợi tốt. Chính vì vậy, hiện nay việc mở rộng vùng sản xuất cây gai đang được huyện Vân Hồ và các đơn vị thu mua chế biến đặc biệt quan tâm theo hướng có lộ trình, đảm bảo quy hoạch.

Hiện tại, diện tích cây gai xanh trên địa bàn huyện Vân Hồ trên 300ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Liên Hòa, Song Khủa, Quang Minh, Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Mường Men và Xuân Nha. Các địa phương trồng gai xanh đã chủ động ký hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần An Phước để hướng dẫn kỹ thuật và trực tiếp thu mua toàn bộ sản phẩm cho người dân. Năm 2021, năng suất gai xanh đạt trung bình là 33,8 tạ/ha và sản lượng đạt 1.902 tấn.

Ông Thái Bá Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ cho biết, địa phương đang tập trung cho phát triển các cây trồng mới; trong đó, có cây gai xanh. Đây là một trong những cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng. Hiện toàn huyện đã phát triển được trên 300ha cây gai xanh.

Năm 2022, huyện Vân Hồ đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng gai xanh theo hướng có lộ trình và quy hoạch, phấn đấu đạt trên 410ha. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện Vân Hồ đang tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần An Phước rà soát diện tích, cơ cấu và giao cụ thể diện tích trồng mới đến từng xã.

Cay gai xanh - huong di moi o vung cao Son La hinh anh 4
Vỏ cây gai xanh được phơi sau khi tuốt.

Cây gai xanh thuộc Dự án phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gai xanh tỉnh Sơn La đã giúp người dân tăng thêm thu nhập đáng kể. Nhiều hộ trồng cây gai xanh thu trên 100 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 2 - 3 lần so với trồng lúa nương và sắn trên cùng diện tích đất canh tác mà không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Cây gai xanh đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân. 

Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 500ha cây cây gai xanh được trồng tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sông Mã, Yên Châu, Phù Yên… Cây gai xanh phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như tập quán canh tác của người nông dân Sơn La. Đồng thời, cùng với việc phát triển các cây trồng khác, gai xanh cũng trở thành một cây trồng mới trong cơ cấu cây trồng của địa phương.

Việc chuyển đổi các loại cây trồng trên đất nương kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ở Sơn La không những phủ xanh đất trống, đồi trọc mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp vùng cao nơi đây.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất