, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 27/10/2023, 10:30

Lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm ở Nam Cực

LÊ KIÊN
(theo Reuters, CNN)
Các chuyên gia Anh mới đây cho biết, cúm gia cầm lần đầu tiên đã được phát hiện ở khu vực Nam Cực. Thông tin này làm dấy lên lo ngại rằng loại virus chết chóc này có thể gây ra mối đe dọa đối với chim cánh cụt và nhiều loài gia cầm khác tại địa phương.
Dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất thế lần đầu tiên đã được phát hiện thấy ở Nam Cực. (Ảnh tư liệu minh họa: AFP/Martin Bernetti).

Các nhà khoa học lo ngại rằng, đợt bùng phát dịch cúm gia cầm mang mầm bệnh cao (HPAI) tồi tệ nhất trong lịch sử sẽ đến với Nam Cực, đây là nơi sinh sản chính của nhiều loài chim khác nhau. 

Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết, nhân viên của họ đã lấy mẫu từ xác của những con chim biển Skua màu nâu bị chết trên Đảo Bird ở Nam Georgia để tiến hành xét nghiệm. 

Trong tuyên bố đưa ra cách đây vài ngày, Viện nghiên cứu các vùng cực của Vương quốc Anh khẳng định, các mẫu xét nghiệm đã được gửi đến Anh và cho kết quả dương tính. Theo nhận định của viện nghiên cứu, rất có thể loại virus gây bệnh này bắt nguồn từ những con chim trở về sau đợt di cư đến Nam Mỹ, nơi đã xảy ra rất nhiều trường hợp mắc bệnh cúm gia cầm trước đó.

Dịch cúm gia cầm thường xuyên bùng phát kể từ khi loại virus này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Từ giữa năm 2021, các đợt bùng phát lớn bắt đầu lan rộng về phía Nam đến các khu vực chưa bị ảnh hưởng trước đây bao gồm Nam Mỹ, dẫn đến cái chết hàng loạt của các loài chim hoang dã và hàng chục triệu con gia cầm bị tiêu hủy.

Các trường hợp đầu tiên mắc bệnh Cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao (HPAI)  đã được xác nhận ở quần thể chim Skua ở Nam Cực. (Ảnh: CNN/Kneonlight).

Bà Michelle Wille, chuyên gia về cúm gia cầm tại Đại học Melbourne (Úc) cho biết, sự lây lan của cúm gia cầm tới khu vực Nam Cực là một tin không mấy tốt đẹp. “Cục diện có thể sẽ thay đổi một nhanh chóng” – bà Michelle chia sẻ mạng xã hội X (Twitter).

Ian Brown - người đứng đầu ngành virus học tại Cơ quan Thú y và Thực vật Vương quốc Anh đã cảnh báo vào tuần trước rằng, các loài chim di cư có nguy cơ mang virus lây lan từ Nam Mỹ đến các đảo Nam Cực và sau đó đến vùng đất liền.

Chia sẻ trước báo giới, ông Ian Brown cho biết, đây có thể là một mối lo ngại thực sự đối với các quần thể chim như chim cánh cụt ở Nam Cực. Những loài như chim cánh cụt chưa từng tiếp xúc với virus trước đó sẽ không có khả năng miễn dịch, yếu tố này sẽ khiến cho chúng dễ bị tổn thương hơn.

Trong khi đó Cơ quan Thú y & Thực vật hồi tuần trước cho biết, nghiên cứu sơ bộ đã xác nhận quần thể của 2 loài chim biển là chim Ó biển phương bắc và chim Phalacrocorax aristotelis lông rậm cho thấy đã có khả năng miễn dịch với cúm gia cầm.

Dịch cúm gia cầm có thể lây lan sang con người nếu tiếp xúc trực tiếp với những con đã bị nhiễm bệnh. (Ảnh minh họa: Guardian/Robertharding/Alamy).

Trên thực tế, con người hiếm khi bị mắc bệnh cúm gia cầm, tuy nhiên có một số trường hợp mắc bệnh thường là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm virus. Đầu tháng này, một bé gái 2 tuổi ở Campuchia đã tử vong vì nhiễm cúm gia cầm, đây là ca tử vong thứ 3 được ghi nhận tại nước này trong năm 2023.

Loại virus gây chết người trên cũng đã được phát hiện ngày càng phổ biến trên động vật có vú làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể biến đổi thành một phiên bản dễ lây truyền hơn từ người sang người.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất