, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 18/02/2024, 10:00

Người giữ nghề vẽ sáp ong của người Mông xứ Mù Cang Chải

Nếu ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) đã nổi tiếng với du khách gần xa bởi vẻ đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng, thì ngón nghề vẽ sáp ong bình dị của bà con người Mông lại mang đến trải nghiệm văn hóa bản địa sống động. Mời quý vị cùng gặp gỡ người phụ nữ đã giúp những họa tiết vẽ sáp ong của đồng bào mình xuất ngoại, quý vị nhé.
Những người phụ nữ Mông đang trổ từng đường nét hoa văn trên tấm vải lanh.

Bên hiên nhà đầy nắng, những người phụ nữ Mông thuộc ba thế hệ của nhà chị Lý Thị Ninh, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đang cùng nhau quây quần bên chảo sáp ong, trổ từng đường nét hoa văn lên tấm vải lanh được căng ngay ngắn. Với phụ nữ Mông, vẽ sáp ong đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ. Trước khi nghệ thuật vẽ sáp ong được công nhận là di sản, chị Lý Thị Ninh đã được xem là nghệ nhân vẽ sáp ong của Mù Cang Chải bởi những đóng góp của chị cho việc gìn giữ văn hóa dân tộc.

Chị Lý Thị Ninh, Tổ trưởng Hợp tác xã thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha bộc bạch: “Mình làm công việc vẽ này từ năm 10 tuổi. Bản thân mình rất tự hào, vinh dự; các chị em phụ nữ người Mông ai cũng thế, tự hào vì vẽ sáp ong ở Mù Cang Chải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. 

Vẽ sáp ong ở Mù Cang Chải được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quay trở về khoảng thời gian cách đây hơn 10 năm, khi ấy chị Lý Thị Ninh còn là cô gái Mông mới 19 tuổi, nhờ thông thạo tiếng Kinh, chị Ninh được chọn làm Tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha. Đến nay, tổ hợp tác xã đã có 45 thành viên, trong đó có 15 thành viên ở các xã lân cận.

Theo chị Ninh, chị em phụ nữ trên này cũng không biết chữ, cũng không biết kiếm tiền ở đâu, khi thành lập tổ hợp tác xã thì các chị cũng có thể tự kiếm tiền từ việc vẽ sáp ong, dù không nhiều nhưng cũng rất vui vì giúp được gia đình. 

Không chỉ giúp chị em phụ nữ trong xã kiếm thêm thu nhập từ nghề truyền thống, chị Ninh cũng truyền lại nghề cho con gái mình. Từ những nét họa tiết đơn giản đến những nét vẽ khó hơn đều được cô bé Hờ Thị Khánh tỉ mẩn học hỏi.

Tháng 12/2023, nghệ thuật vẽ sáp ong được trao chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là món quà ý nghĩa dành cho những người đã gìn giữ nét văn hóa độc đáo này. Bên cạnh việc sản xuất, thu mua và tìm đầu ra cho sản phẩm, chị Ninh và các chị em trong hợp tác xã còn tổ chức nhiều buổi hướng dẫn các bạn học sinh vẽ sáp ong, với mong muốn di sản của người Mông tiếp tục được gìn giữ, quảng bá và phát triển. 

(Bài do Tạp chí điện tử Nông thôn Việt phối hợp với Truyền hình Báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).



Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm



Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất