, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 09/12/2022, 15:46

Gỗ Việt vẫn phải xuất khẩu dưới thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài

KIM NHÃ
Sáng nay (9/12), “Hội thảo thúc đẩy thương hiệu gỗ Việt” do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động vật Hoang dã (TRAFFIC), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các sở ban ngành liên quan, các viện, trường và hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có khoảng 300 làng nghề và 5.580 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm gần 97,8%; chỉ có 2,2% doanh nghiệp quy mô lớn (trên 100 tỷ đồng). Các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam bộ (42%).

Các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn vừa sản xuất gỗ xuất khẩu, ván nhân tạo... đang sử dụng các công nghệ hiện đại của Châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc), doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tiêu thụ nội địa chủ yếu sử dụng công nghệ của Đài Loan và Trung Quốc.

Nguồn cung nguyên liệu gỗ trong giai đoạn 2017 - 2021 là 38,6 triệu m3/năm. Trong đó nguyên liệu gỗ trong nước chiếm 74,6% (khai thác từ rừng trồng tập trung chiến 50,8%, cây trồng phân tán chiếm 13,5%, rừng cao su thanh lý chiếm 10,4%). Đáng chú ý, hàng năm nước ta vẫn đang nhập trên 300 triệu USD nguyên vật liệu phụ trợ, chiếm trên 90% tổng nhu cầu nguyên liệu, vật liệu.

Ngành gỗ có trên 500.000 lao động, số lao động được đào tạo chiếm 55 - 60%, lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm 40 – 45%. Năng suất lao động bình quân tăng từ 17.000 USD/người/năm vào năm 2010 lên 25.000 USD/người/năm vào năm 2022.

Giai đoạn 2017 – 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 10,88 tỷ USD/năm, các thị trường lớn là Hoa Kỳ (52,3%), Nhật Bản (11,2%), Trung Quốc (10,8), EU (7,4%)... Nhập khẩu gỗ giai đoạn 2017 – 2021 đạt 2,51 tỷ USD/năm.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Diện – Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm Nghiệp cho biết từ năm 2017 – 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trưởng đều trên 2 con số, tăng trên 1 tỷ USD /năm. Với việc xuất siêu khoảng 13 tỷ USD trong năm nay, có thể nói ngành gỗ là trụ đỡ cho xuất siêu cả nước.

"Tuy vậy, ngành gỗ trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine đang phức tạp, vấn đề lạm phát tăng cao và thắt chặt chi tiêu cũng khiến người tiêu dùng dè dặt khi mua hàng. Hiện gỗ Việt vẫn bán thông qua doanh nghiệp nước ngoài chứ chưa thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng, điều này làm chúng ta mất khoảng 25 – 30% giá trị gia tăng của sản phẩm", ông Diện nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Diện – Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp phát biểu tại Hội thảo.

Nguyên nhân của thực trạng này là do chính sách phát triển thương hiệu ngành chế biến gỗ chưa được thực hiện, các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam chưa có kinh nghiệm, không đủ nguồn lực về vốn, con người, trình độ quản lý để phát triển hệ thống bán hàng ở nước ngoài. Việc phát triển thị trường ở nước ngoài cũng đòi hỏi năng lực sản xuất quy mô lớn mà ít có doanh nghiệp Việt đáp ứng được.

Theo ông Trần Lê Huy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, một trong những giải pháp quan trọng nhất là thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp các loại sản phẩm gỗ. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cộng đồng doanh nghiệp gỗ cả nước, hợp tác phát triển chuỗi liên kết trồng rừng chứng chỉ FSC, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng... và tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, coi xây dựng, phát triển thương hiệu là việc cấp thiết gắn liền với tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển ngành.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất