, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 25/10/2019, 08:31

Nuôi cá lồng giữa lòng hồ thủy điện Sơn La

BAN DUNG

Con sông Đà huyền thoại từng đi vào những áng văn thơ, nay lại in dấu ấn trong bài ca xây dựng Nông thôn mới của những bản làng nơi nó chảy qua.

 

Từ trên cao nhìn xuống, “sông Đà uốn lượn, mềm mại như áng tóc của người con gái Tây Bắc kiều diễm, xinh đẹp...” - quả như những lời miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm bất hủ Người lái đò sông Đà.

Từ khi ngăn dòng làm thủy điện, nước sông dâng lên ngập các thung lũng, những dải đồi núi chập chùng soi bóng xuống mặt nước xanh ngắt, vẽ nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Rải rác trên những triền đồi là những bản làng của bà con các dân tộc thiểu số.

Xã Mường Trai nằm ven lòng hồ sông Đà thuộc huyện Mường La tỉnh Sơn La, vốn là xã di dân để phục vụ xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Không chỉ trồng lúa, trồng ngô để có cái ăn như trước kia, giờ đây người dân tại vùng này còn biết tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện rộng lớn để nuôi cá lồng, mang lại nguồn thu nhập cao.

Lồng lưới nuôi cá đặt nổi trên sông với độ sâu từ 4 – 6m.
Lồng lưới nuôi cá đặt nổi trên sông với độ sâu từ 4 – 6m.

Với 185 lồng trên diện tích 2ha mặt nước, đơn vị tiên phong trong nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Sơn La là Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La. Cá tầm được nuôi trong các lồng sắt đặt nổi trên sông ở độ sâu từ 4m - 6m để tận dụng các ưu điểm của môi trường nước tự nhiên. Sản lượng trung bình hàng năm của Công ty đạt khoảng 500 tấn. Hiện cá tầm Sơn La đang được bán với mức giá từ 200.000đ/kg. Công ty cũng đang tạo việc làm cho hơn 20 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Đến nay, xã Mường Trai có 67 hộ dân, 1 HTX và 1 tổ hợp tác nuôi cá lồng đang hoạt động với tổng số 230 lồng cá. Gia đình ông Lò Văn Chờ, dân bản Phiêng Xe - một trong những hộ nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao - cho biết, năm 2016 gia đình ông đầu tư trên 60 triệu đồng làm 6 lồng cá và mua các giống cá trắm, chép, rô phi đơn tính về nuôi. Năm 2017, ông tiếp tục đầu tư thêm 4 lồng cá. Mỗi năm, ông xuất bán ra thị trường khoảng 1 tấn cá thương phẩm, thu lợi nhuận hơn 80 triệu đồng.

Gia đình ông Lò Văn Chờ là một trong những hộ  nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Lò Văn Chờ là một trong những hộ nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mường La, nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho người dân vùng tái định cư. Hiện xã Mường Trai đang tập trung, nỗ lực hoàn thành một số tiêu chí, trong đó có tiêu chí hộ nghèo và thu nhập để trở thành xã thứ 3 của huyện Mường La đạt chuẩn NTM theo đúng kế hoạch.

BAN DUNG

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất