, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 15/07/2023, 06:00

Để trái cây Việt được giá

THANH HẢI
(sggp.org.vn)
Từ vườn thu hoạch của người nông dân để đến bàn ăn của người có nhu cầu, cần phải có một nhạc trưởng có đầy đủ trách nhiệm, điều phối từ quy hoạch cho đến thị trường tiêu thụ, để đảm bảo đời sống nông dân được ổn định, tránh rơi vào tình cảnh long đong “được mùa mất giá”!

Thông tin vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan bán được giá hơn 170.000 đồng/kg khiến người trồng vải thiều và những người quan tâm cảm thấy thích thú.

Thế nhưng, tại thị trường trong nước, vải thiều tại các chợ ở TP.HCM đang được bán với giá 25.000 - 35.000 đồng/kg, thậm chí dọc khắp nhiều tuyến đường có thể dễ dàng thấy vải thiều được nhiều xe đẩy chở bán giá khuyến mãi “mua 1 tặng 1” hoặc “bán xổ” cuối ngày.

Thật ra, không chỉ có vải thiều, cứ vào mùa thu hoạch, nhiều loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam được bán với giá khá rẻ, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Cùng với đó, nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ với số lượng nhiều đã dẫn đến tình cảnh “dội chợ”.

Chẳng hạn, hiện nay thanh long tại vườn được thương lái thu mua khoảng 3.000 đồng/kg; các loại xoài, chôm chôm… có giá bán không cao khiến nhà vườn không đạt lợi nhuận như mong muốn. Nói chung, hầu hết các loại trái cây thu hoạch vào thời điểm này bán tại thị trường trong nước với giá “bình dân”, trừ một số loại được thị trường Trung Quốc hút hàng thì có giá cao hơn.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao một số loại trái cây bán tại thị trường Việt Nam ế ẩm, giá rẻ nhưng khi xuất ngoại lại được giá cao, mà vải thiều là một điển hình. Đây là vấn đề bao nhiêu năm nay chưa có lời giải! Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với những loại trái cây được các thương nhân, nhà phân phối nước ngoài quan tâm tiêu thụ thì sẽ rất khởi sắc.

Chẳng hạn, vải thiều Việt Nam bán tại Thái Lan được giá không phải do doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu mà do Tập đoàn Central Retail của Thái Lan thu mua, sau đó xuất khẩu sang Thái Lan. Tương tự, khi vào chính vụ thu hoạch thanh long, ớt hay dưa hấu, khi thị trường Trung Quốc hút hàng thì chính các thương nhân của nước bạn lại “vào cuộc” để gom hàng, xuất khẩu.

Như vậy, bài toán ở đây chính là vấn đề kết nối giao thương giữa vùng trồng và vùng tiêu thụ. Việt Nam là nước có nhiều loại trái cây nhiệt đới được nhiều quốc gia ưa chuộng là điều không bàn cãi.

Thế nhưng, từ vườn thu hoạch của người nông dân để đến bàn ăn của người có nhu cầu, cần phải có một nhạc trưởng có đầy đủ trách nhiệm, điều phối từ quy hoạch cho đến thị trường tiêu thụ, để đảm bảo đời sống nông dân được ổn định, tránh rơi vào tình cảnh long đong “được mùa mất giá”!

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất