, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 23/03/2024, 07:00

Điểm tin ngày 23/3: Trung Quốc “tuýt còi” 30 lô sầu riêng từ Việt Nam; Doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ khi giá cà phê tăng vọt

CAO ĐOÀN
(Tổng hợp)
Điểm tin ngày 23/3: Trung Quốc “tuýt còi” 30 lô sầu riêng từ Việt Nam; Giá ớt rớt thê thảm; Doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ khi giá cà phê tăng vọt

Trung Quốc “tuýt còi” 30 lô sầu riêng từ Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa có cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm cadimi vượt mức giới hạn. 

Xuất khẩu sầu riêng đang được kỳ vọng là sẽ đem về 3 tỷ USD trong năm 2024. Ảnh: Internet

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã yêu cầu các Sở NN&PTNT tại Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk, Hà Nội, và các doanh nghiệp liên quan tiến hành truy xuất nguồn gốc, thu hồi, và xử lý những lô hàng vi phạm. Các đơn vị và doanh nghiệp cũng được yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục để ngăn chặn vi phạm tái diễn, gửi báo cáo kết quả về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 1/4/2024.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Sở NN&PTNT của các tỉnh nói trên giám sát và đôn đốc thực hiện việc truy xuất và xử lý lô hàng bị cảnh báo. Báo cáo kết quả và hồ sơ liên quan cần được gửi về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 3/4/2024.

Sự việc này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam, với lượng nhập khẩu sầu riêng tăng mạnh trong năm 2023, đạt 2,1 tỷ USD. Việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ thu về 3 tỷ USD trong năm nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Giá khóm tăng cao, nông dân thu hoạch không đủ bán

Những ngày qua, nông dân trên vùng trồng khóm huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang tất bật thu hoạch khóm bán cho thương lái. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, khóm được bán với giá 9.000 - 9.500 đồng/trái. Hiện nay khóm có giá 12.000 đồng/trái, có bao nhiêu thương lái mua hết bấy nhiêu.

Chị Nguyễn Pha Luyên, một hộ trồng khóm ở Gò Quao cho biết: “Giá khóm tăng cao, thương lái mua không đủ bán là vì khóm đang nghịch mùa”. Chị Luyên nói thêm, nhờ vô hợp tác xã mà vật tư, phân bón cũng rẻ hơn và được hỗ trợ kỹ thuật. Vừa có đầu ra, vừa giá cả ổn định nên bà con rất phấn khởi.

Ông Dương Duy Duyệt, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Gò Quao cho biết: Trên địa bàn huyện có 2 vùng quy hoạch, trong đó vùng tôm lúa, trồng khóm, lúa 2 vụ thì có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn cao. Sau khi huyện áp dụng các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, thì vùng trồng khóm đạt hiệu quả cao.

Doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ khi giá cà phê tăng vọt

Nhiều ngày nay, ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập thương hiệu cà phê nông sản Meet More (huyện Hóc Môn, TP.HCM) liên tục họp với các đơn vị cung ứng để thương thảo điều chỉnh đơn giá. Theo ông, giá cà phê tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đẩy nhiều doanh nghiệp chế biến vào thế khó. Đầu vào lên 85.000 - 95.000 đồng một kg, nhưng doanh nghiệp không thể tăng giá bán do hợp đồng đã ký theo giá nguyên liệu từ 50.000 - 60.000 đồng.

Người dân Đăk Hà (Kon Tum) thu hoạch cà phê. Ảnh: Huỳnh Phương
Người dân Đăk Hà (Kon Tum) thu hoạch cà phê. Ảnh: VnExpress.

Hàng năm, cà phê không biến động "sốc" nên việc thu mua nguyên liệu dễ dàng. Năm nay, giá cao nên người trồng găm hàng không bán, thương lái không đủ hàng giao cho các nhà chế biến, còn doanh nghiệp lỗ vì mua cao, bán thấp. Trường hợp nhập được, họ chỉ dám mua số lượng rất ít để giao nốt đơn hàng cũ.

Với giá nguyên liệu quanh 95.000 đồng một kg hiện nay, ước tính, các công ty lỗ hàng chục triệu đồng mỗi tấn cà phê sau chế biến. Con số này tăng lên hàng chục tỷ đồng nếu lượng hàng cần giao khoảng 1.000 tấn.

Giá ớt rớt thê thảm, nông dân Quảng Ngãi điêu đứng

Vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024, toàn tỉnh Quảng Ngãi trồng khoảng 1.430ha. Nông dân đang bước vào vụ thu hoạch, tuy nhiên giá ớt rớt thê thảm, chỉ còn 9.000 - 10.000 đồng/kg, khiến nhiều người bị lỗ nặng.

ot 6 (1 of 1).jpg
Thời tiết thuận lợi nên ớt rất đẹp. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.

Ông Võ Nhựt (xã Nghĩa Hà, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: thời tiết năm nay thuận lợi để cây ớt phát triển, trái ớt rất đỏ, đẹp. Bình quân trên diện tích trồng 400m², ông có thể thu về hơn 900kg ớt, nhưng hiện giá ớt quá thấp, không đủ bù tiền phân, giống. Theo ông, giá ớt phải ở mức 15.000 đồng/kg thì nông dân mới trang trải đủ các chi phí và trả công người hái, còn muốn có lời thì giá ớt dao động 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Theo các nông dân tại cánh đồng Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà, chi phí đầu tư mỗi sào ớt khoảng 5 triệu đồng, sản lượng thu hoạch khoảng 1 tấn, chi phí ngày công trả cho người hái ớt thuê từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày, với giá chỉ 10.000 đồng/kg thì thu nhập sau đầu tư chỉ vừa đủ vốn bỏ ra, nông dân không có lãi.

Siêu thị đồng loạt giảm giá xoài đến 40%

Hưởng ứng Tuần lễ Xoài các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 do Central Retail tổ chức từ ngày 22 đến 27/3, GO! An Lạc và các siêu thị GO! Big C, Tops Market trên toàn quốc sẽ áp dụng các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá đến 40% cho các sản phẩm xoài đến từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang.

Siêu thị đồng loạt giảm giá xoài đến 40%- Ảnh 1.
Người tiêu dùng hào hứng mua xoài tại sự kiện. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Bên cạnh đó, nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho trái xoài, Central Retail sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng các món ăn, thức uống chế biến từ xoài như xoài lắc, bánh Danish xoài, bánh Pudding xoài, trà xoài Hawaii, gỏi xoài tôm thịt, xôi xoài ngũ sắc…

Chương trình nhằm xây dựng thói quen mùa nào thức nấy, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản địa phương của Việt Nam để người tiêu dùng biết đến ngày càng nhiều. Từ đó góp phần tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân, hợp tác xã để phát triển sản xuất và phát triển bền vững.

Lợi ích nhiều bề khi đưa thương lái vào chuỗi lúa gạo

Để góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh và hiệu quả cao, trong Chỉ thị 10 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình đưa thương lái vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.

Để lúa gạo đến được thị trường, đội ngũ thương lái là chiếc cầu nối không thể thiếu. Ảnh: HUỲNH DU
Để lúa gạo đến được thị trường, đội ngũ thương lái là chiếc cầu nối không thể thiếu. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM.

Ông Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), nêu quan điểm: “Việc đưa thương lái vào chuỗi ngành hàng lúa gạo là chính sách, chủ trương hoàn toàn đúng. Có thể đào tạo, tập huấn kiến thức cho họ; hỗ trợ nguồn lực nhất định để lựa chọn ra những thương lái uy tín, loại bỏ những thương lái làm ăn không đàng hoàng. Vừa tốt cho nông dân, tốt cho doanh nghiệp, tốt cho chính bản thân thương lái, nhà nước cũng thuận tiện hơn trong việc quản lý”.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRice Group, cho rằng thương lái nên được quản lý theo diện phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể để ràng buộc trách nhiệm khi có các sai phạm trong hợp đồng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất