, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 16/06/2023, 15:30

Nâng cao chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

MỸ DIỆP - KIM NHÃ
Sáng 16/6, tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức "Hội thảo Nâng cao chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc".
Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan hữu trách và rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP.HCM 2023 (HCMC FOODEX 2023) với mục đích cập nhật thực trạng và cung cấp một số thông tin kiến thức, các tiêu chuẩn, quy định về hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.

Trung Quốc được xem là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam về thị trường xuất khẩu. Trong Quý I, kim ngạch xuất khẩu song phương giữa hai nước đạt 11,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 2,39%. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng khắt khe hơn về các quy định tiêu chuẩn hàng hóa thực phẩm, điều này cũng tạo ra không ít thách thức đối với hàng hóa Việt Nam.

Theo ông Lương Văn Tài – Tùy viên thương mại bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia (vùng lãnh thổ) có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị Trung Quốc cảnh báo nhiều nhất. Các lỗi bị cảnh báo gồm: vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ kèm theo hàng hóa và tem nhãn bao bì hàng hóa. Đây là những rào cản lớn khiến sản phẩm Việt Nam gặp trở ngại khi xuất khẩu. 

Ông Trần Phú Lữ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM phát biểu tại hội thảo.

Đối mặt với những thách thức trên, ông Trần Phú Lữ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM cho biết: “Doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm TP.HCM đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, tối ưu hóa nguồn lực, nghiên cứu và đưa ra sản phẩm sử dụng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm mới của khách hàng. Hiện nay, chế biến thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của thành phố”.

Ngoài ra, tại hội thảo, các doanh nghiệp hai nước cũng nhân cơ hội này để gặp gỡ, tiếp cận các đối tác tiềm năng nhằm tìm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm





Người nói sáp nhập là chuyện phải làm. Kẻ nói việc đổi tên, xóa tên làng, tên xã cũ là đụng chạm gốc rễ tâm tưởng của cư dân. Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"…

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất