, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 22/10/2021, 15:29

Quảng Nam: Dùng cò giả bẫy cò thật

QUỲNH HƯƠNG
Mặc dù lực lượng chức năng của xã Tam Tiến, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở, nghiêm cấm săn bắt chim cò, nhưng vẫn còn một số hộ dân vẫn thường xuyên đặt bẫy bắt cò trắng.
Lực lượng chức năng thu gom và tiêu hủy cò giả của người dân dùng bẫy cò thật.

Mùa mưa, đàn cò trắng với số lượng lên tới hàng ngàn con bay về kiếm ăn tại cánh đồng rộng hơn 50.000m2 của xã Tam Tiến. Đây cũng là thời điểm nhiều hộ dân của xã tranh thủ hành nghề săn bắt cò để bán kiếm tiền.

Để bẫy cò, người dân cắt xốp trắng tạo hình chim cò giả, gắn vào thanh gỗ để cắm trên bờ hoặc dưới ruộng lúa đã thu hoạch. Mặt đất xung quanh cò giả, nhựa thông được bôi chi chít để kết dính chân cò thật khi sà xuống kiếm ăn.

Bằng cách đó, mỗi ngày có tới hàng chục con cò trắng bị mắc bẫy. Cò trắng được các đối tượng gỡ về làm sạch lông hoặc để sống cho vào lồng đem bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 20 – 30 ngàn đồng/con.

Ông Nguyễn Tấn Nh (xã Tam Tiến) cho biết, người dân thường đặt bẫy cò từ tháng 9 - 11 (dương lịch) hàng năm. Khoảng 5 năm trước, cò trắng bay về đây kiếm ăn và trú ngụ rất nhiều, đậu trắng cánh đồng. Những năm gần đây, người dân dùng bẫy bắt cò quá nhiều nên số lượng cò trắng giảm đi đáng kể.

Mới đây, công an xã Tam Tiến (Núi Thành) đã phối hợp lực lượng dân quân thường trực thu gom và tiêu hủy hơn 400 con cò giả - dụng cụ bẫy cò; thông báo nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, bẫy và thu mua các loại chim tự nhiên. Bên cạnh đó, triển khai đến các cá nhân, hộ gia đình chuyên hành nghề bẫy chim không được săn bắt các loại chim di cư đến địa bàn, tổ chức cho 5 hộ chuyên bẫy chim trời ký cam kết không vi phạm.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất