, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 28/04/2023, 08:43

Thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ

ĐẶNG TRANG
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/4, giá đậu tương ghi nhận phiên thứ 7 liên tiếp suy yếu và giảm về gần mức hỗ trợ tâm lý 1400. Tiếp nối đà giảm của hôm trước, giá đã tiếp tục chịu áp lực và duy trì đến cuối phiên. Sức ép từ diễn biến dầu đậu tương, sau khi triển vọng dầu thực vật nới lỏng hơn là yếu tố lý giải cho diễn biến giá.

Ngày hôm qua, Bộ Thương mại Indonesia cho biết sẽ hạ thấp ngưỡng bán hàng nội địa bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu dầu cọ xuống còn 300.000 tấn mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 5, cho phép nhiều lô hàng được rời khỏi nước này. Đây là chính sách nới lỏng, sau khi Indonesia thắt chặt xuất khẩu vào đầu năm nay do dự đoán nhu cầu cao hơn trong tháng lễ hội Ramadan linh thiêng của người hồi giáo.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ cho phép các công ty tiếp tục sử dụng giấy phép xuất khẩu với khối lượng khoảng 3 triệu tấn đã bị đình chỉ đầu năm nay. Một quan chức cấp cao Bộ Thương mại cho biết những giấy phép này sẽ được phép sử dụng trong từng giai đoạn trong 9 tháng tới. Việc Indonesia đẩy mạnh bán hàng sẽ nới lỏng nguồn cung dầu thực vật trong dài hạn. Đây là thông tin đã khiến giá dầu cọ và dầu đậu tương giảm mạnh trong ngày hôm qua, từ đó khiến đậu tương chịu áp lực bán.

Ở một diễn biến khác, nhịp giảm mạnh của ngô trong hơn 1 tuần trước đó tiếp tuc mở rộng khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ tâm lí 600. Triển vọng nhu cầu ngô Mỹ suy yếu cũng góp phần thúc đẩy lực bán mạnh đối với giá mặt hàng này. 

Cùng với đó, giá lúa mì cũng ghi nhận mức giảm mạnh, tiếp nối đà suy yếu và tạo thành chuỗi 7 phiên liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Những đánh giá tích cực về nguồn cung vẫn đóng vai trò là yếu tố chính tạo sức ép lên giá mặt hàng này. 

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã tăng mạnh dự báo tồn kho lúa mì cuối niên vụ 22/23 của Liên minh châu Âu (EU), do xuất khẩu dự kiến giảm trong khi nhập khẩu tăng. Cụ thể, tồn kho lúa mì mềm cuối niên vụ hiện tại của EU được dự báo ở mức 19.6 triệu tấn, từ mức 18,1 triệu tấn trong báo cáo tháng 3. Điều này là kết quả của việc xuất khẩu lúa mì mềm niên vụ 22/23 dự kiến ở mức 31 triệu tấn (giảm 1 triệu tấn so với ước tính trước), trong khi dự báo nhập khẩu lúa mì là 8 triệu tấn (tăng 0,5 triệu tấn so với báo cáo tháng trước).

Báo cáo tháng này của EC cũng nêu ra vấn đề nguồn cung dư thừa, khiến một số nước phía đông châu Âu kêu gọi hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Không chỉ có tồn kho nới lỏng, nhu cầu nhập khẩu lúa mì cũng góp phần củng cố lực bán mạnh trên thị trường trong phiên hôm qua. Cụ thể, báo cáo Export Sales (Xuất khẩu hàng tuần) của USDA cho thấy Mỹ chỉ bán được 155.733 tấn lúa mì trong tuần tước, giảm mạnh gần 40% so với báo cáo trước đó. Những thông tin trên đã gây sức ép  và khiến giá lúa mì giảm gần 2%.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm





Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất