, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 19/01/2024, 21:38

Hội Làm vườn Việt Nam chi nhánh phía Nam tổng kết hoạt động năm 2023

TUẤN ANH
Ngày 19/1/2022, Hội Làm vườn Việt Nam - chi nhánh phía Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Mười - Phó trưởng phụ trách chi nhánh phía Nam - Hội làm vườn Việt Nam cho biết, những năm gần đây và cụ thể năm 2023, phần lớn tổ chức hội làm vườn ở các tỉnh/thành phía Nam hoạt động yếu. Đặc biệt, các hội tự chủ kinh phí hiện hoạt động mang tính hình thức. Thậm chí, nhiều tỉnh hội không còn hoạt động và cũng không có thông tin liên hệ như Đắk Lắk, Đắk Nông, Vĩnh Long, Bến Tre. 

Ông Nguyễn Văn Mười phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, tồn tại thực tế nhiều tổ chức hội làm vườn địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào Sở NN&PTNT của tỉnh, vì vậy không phát huy được vai trò, vị trí của tổ chức hội mang tính xã hội - nghề nghiệp, khó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của hội viên khi họ cần giúp đỡ.

TS Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng thực trạng hoạt động của các hội làm vườn địa phương hiện nay là rất “đáng buồn”. Cả nước trước đây có khoảng 63 hội làm vườn hoạt động sôi nổi, nhưng vài năm trở lại đây, các hội “rơi rụng” dần. Khu vực từng sôi động nhất là ĐBSCL, nơi ước có khoảng 400.000 hecta diện tích trồng cây ăn trái nhưng hiện nay chỉ có 3 hội làm vườn còn hoạt động.

TS Lê Thanh Tùng băn khoăn về thực ra “sa sút” của các hội làm vườn địa phương.

Theo TS Lê Thanh Tùng, rào cản lớn là kinh phí. Hầu hết các hội đều phải tự chủ, không có hỗ trợ từ ngân sách. Nếu không thay đổi, các hội này rất khó để duy trì hoạt động.

Tuy vậy, hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam cũng có nhiều điểm sáng, đặc biệt là trong các hoạt động tham vấn xây dựng chính sách, khuyến khích thúc đẩy chế biến sâu, liên kết trong tiêu thụ và xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản chủ lực các tỉnh phía Nam. 

Cụ thể, Hội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản. Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai ở tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… Giúp các địa phương này đưa ra các giải pháp phù hợp để giải bài toán cung – cầu, được mùa mất giá, được giá mất mùa, không để xảy ra tình trạng phải kêu gọi giải cứu nông sản như những năm trước.

Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức được nhiều hội thảo - hội nghị để thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản; Chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, giải pháp thương mại điện tử… cho các HTX và người nông dân. 

Hội cũng là cầu nối đế kết nối các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Đơn cử như: tổ chức cho 120 doanh nghiệp, chủ trang trại, nông dân và chuyên gia nông nghiệp Thái Lan đi tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về canh tác, chế biến sầu riêng tại huyện Tân Phú, Đồng Nai; Làm việc với Trung tâm Giao lưu Kinh tế Nhật - Việt, Đại sứ quán Israel, Bộ nông nghiệp Thái Lan… để tổ chức các đoàn giao lưu xúc tiến thương mại kết hợp tham quan học tập tại những nước này trong thời gian tới…

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Việc cây mít nhà tôi suýt chết vì cây tầm gửi tưởng là chuyện vặt, nhưng rồi ngẫm kỹ, cảm thấy cần… lên tiếng cảnh báo với thiên hạ.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất